Công tác dân vận của lực lượng Công an nhân dân là gì? Phương pháp thực hiện công tác dân vận theo Thông tư 09/2024/TT-BCA ra sao?

Công tác dân vận của lực lượng Công an nhân dân là gì? Phương pháp thực hiện công tác dân vận theo Thông tư 09/2024/TT-BCA ra sao?

Dân vận, công tác dân vận của lực lượng Công an nhân dân được hiểu thế nào?

Căn cứ khoản 1, 2 Điều 2 Thông tư 09/2024/TT-BCA có giải thích dân vận, công tác dân vận của lực lượng Công an nhân dân như sau:

+ Dân vận là vận động Nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+ Công tác dân vận của lực lượng Công an nhân dân là toàn bộ hoạt động của lực lượng Công an nhân dân tiến hành vận động Nhân dân thực hiện nghiêm túc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh và củng cố mối quan hệ gắn bó giữa lực lượng Công an nhân dân với Nhân dân.

Công tác dân vận của lực lượng Công an nhân dân là gì? Phương pháp thực hiện công tác dân vận theo Thông tư 09/2024/TT-BCA ra sao?

Công tác dân vận của lực lượng Công an nhân dân là gì? Phương pháp thực hiện công tác dân vận theo Thông tư 09/2024/TT-BCA ra sao? (Hình từ Internet)

Phương pháp thực hiện công tác dân vận theo Thông tư 09/2024/TT-BCA ra sao?

Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 09/2024/TT-BCA quy định như sau:

Phương pháp thực hiện công tác dân vận
1. Phương pháp tuyên truyền là việc dùng các lý lẽ, luận cứ, luận chứng để thúc đẩy thái độ, tư tưởng, tâm lý và hành động của Nhân dân.
2. Phương pháp nêu gương là việc sử dụng những tấm gương mẫu mực, điển hình người tốt, việc tốt để kích thích tính tích cực, tự giác của Nhân dân.
3. Phương pháp thuyết phục là việc sử dụng tổng hợp lời nói, chữ viết, dẫn chứng, thái độ, hành động để làm cho Nhân dân tin tưởng, đồng thuận.
4. Phương pháp kết hợp, sử dụng linh hoạt các hình thức thực hiện công tác dân vận là việc căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ, để lựa chọn, sử dụng kết hợp nhiều hình thức thực hiện công tác dân vận cụ thể.

Theo đó, phương pháp thực hiện công tác dân vận như sau:

- Phương pháp tuyên truyền là việc dùng các lý lẽ, luận cứ, luận chứng để thúc đẩy thái độ, tư tưởng, tâm lý và hành động của Nhân dân.

- Phương pháp nêu gương là việc sử dụng những tấm gương mẫu mực, điển hình người tốt, việc tốt để kích thích tính tích cực, tự giác của Nhân dân.

- Phương pháp thuyết phục là việc sử dụng tổng hợp lời nói, chữ viết, dẫn chứng, thái độ, hành động để làm cho Nhân dân tin tưởng, đồng thuận.

- Phương pháp kết hợp, sử dụng linh hoạt các hình thức thực hiện công tác dân vận là việc căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ, để lựa chọn, sử dụng kết hợp nhiều hình thức thực hiện công tác dân vận cụ thể.

Nguyên tắc chung khi thực hiện công tác dân vận của lực lượng Công an nhân dân là gì?

Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 09/2024/TT-BCA quy định nguyên tắc chung khi thực hiện công tác dân vận của lực lượng Công an nhân dân như sau:

- Tuân thủ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các văn bản chỉ đạo về thực hiện công tác dân vận của lực lượng Công an nhân dân và các quy định có liên quan.

- Xuất phát từ lợi ích của quần chúng nhân dân, thực hiện và bảo vệ lợi ích hợp pháp của Nhân dân, hướng tới mục tiêu đoàn kết dân tộc, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân trong công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước và công tác bảo đảm an ninh, trật tự.

- Bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất, đồng bộ của cấp ủy, thủ trưởng Công an các cấp trong thực hiện công tác dân vận của lực lượng Công an nhân dân.

- Thực hiện công tác dân vận theo trách nhiệm được phân công; phù hợp yêu cầu thực tiễn theo từng địa bàn, lĩnh vực, đối tượng cụ thể.

Hình thức thực hiện công tác dân vận ra sao?

Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 09/2024/TT-BCA quy định hình thức thực hiện công tác dân vận như sau:

(1) Căn cứ tính chất công khai, bí mật:

+ Vận động công khai là tuyên truyền, giải thích, động viên Nhân dân thông qua sử dụng các lực lượng, phương tiện, biện pháp công khai;

+ Vận động bí mật là tuyên truyền, giải thích, động viên Nhân dân thông qua sử dụng các lực lượng, phương tiện, biện pháp bí mật.

(2) Căn cứ diện đối tượng chịu tác động:

+ Vận động rộng rãi là tuyên truyền, giải thích, động viên toàn dân trong xã hội thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống giáo dục;

+ Vận động tập trung là tuyên truyền, giải thích, động viên đông đảo Nhân dân trong một không gian, thời gian, địa điểm nhất định, tập trung vào một hoặc một số chủ đề, nhiệm vụ nhất định;

+ Vận động cá biệt là tuyên truyền, giải thích, động viên một người hoặc nhóm người cụ thể có những đặc điểm riêng biệt.

(3) Căn cứ sự tiếp xúc với đối tượng chịu tác động:

+ Vận động gián tiếp là tuyên truyền, giải thích, động viên Nhân dân thông qua khâu trung gian, môi trường trung gian, không trực tiếp tiếp xúc với đối tượng vận động;

+ Vận động trực tiếp là tuyên truyền, giải thích, động viên Nhân dân thông qua tiếp xúc trực tiếp với Nhân dân.

(4) Căn cứ thời gian tác động lên đối tượng:

+ Vận động thường xuyên là tuyên truyền, giải thích, động viên Nhân dân được tiến hành thường xuyên, liên tục;

+ Vận động theo đợt là hình thức tuyên truyền, giải thích, động viên Nhân dân được tiến hành trong những thời điểm, khoảng thời gian nhất định.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}