Cảng hàng không là gì? Ở Việt Nam có những cảng hàng không nào? Giới hạn khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay là bao nhiêu?
Cảng hàng không là gì? Có mấy loại cảng hàng không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 47 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 quy định cảng hàng không như sau:
Cảng hàng không, sân bay
1. Cảng hàng không là khu vực xác định, bao gồm sân bay, nhà ga và trang bị, thiết bị, công trình cần thiết khác được sử dụng cho tàu bay đi, đến và thực hiện vận chuyển hàng không.
Cảng hàng không được phân thành các loại sau đây:
a) Cảng hàng không quốc tế là cảng hàng không phục vụ cho vận chuyển quốc tế và vận chuyển nội địa;
b) Cảng hàng không nội địa là cảng hàng không phục vụ cho vận chuyển nội địa.
Theo như quy định trên, Cảng hàng không là khu vực xác định, bao gồm sân bay, nhà ga và trang bị, thiết bị, công trình cần thiết khác được sử dụng cho tàu bay đi, đến và thực hiện vận chuyển hàng không.
Cảng hàng không có hai loại là:
- Cảng hàng không quốc tế
- Cảng hàng không nội địa.
Cảng hàng không là gì? ở Việt Nam có những cảng hàng không nào? Giới hạn khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay là bao nhiêu?
Việt Nam có những cảng hàng không nào?
Danh sách cảng hàng không quốc tế
- Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất
- Cảng hàng không quốc tế Nội Bài
- Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng
- Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh
- Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc
- Cảng hàng không quốc tế Cát Bi
- Cảng hàng không quốc tế Vinh
- Cảng hàng không quốc tế Phú Bài
- Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ
Danh sách cảng hàng không nội địa
- Cảng hàng không Điện Biên
- Cảng hàng không Thọ Xuân
- Cảng hàng không Đồng Hới
- Cảng hàng không Tuy Hòa
- Cảng hàng không Chu Lai
- Cảng hàng không Pleiku
- Cảng hàng không Liên Khương
- Cảng hàng không Buôn Ma Thuột
- Cảng hàng không Phù Cát
- Cảng hàng không Rạch Giá
- Cảng hàng không Cà Mau
- Cảng hàng không Côn Đảo
Giới hạn khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 48 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 quy định như sau:
Khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay
1. Cảng hàng không, sân bay có khu vực lân cận để bảo đảm an toàn cho hoạt động hàng không dân dụng và dân cư trong khu vực đó.
2. Giới hạn khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay là tám kilômét tính từ ranh giới cảng hàng không, sân bay trở ra.
3. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Cảng vụ hàng không và các cơ quan khác có thẩm quyền duy trì trật tự công cộng, bảo đảm thực hiện các quy định về an toàn hàng không, an ninh hàng không; áp dụng các biện pháp để tháo dỡ, phá bỏ, di chuyển, thay đổi kết cấu công trình, trang bị, thiết bị hoặc các chướng ngại vật khác ở khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay gây mất an toàn cho hoạt động bay; ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật tại khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay; thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường ở khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay.
Theo như quy định trên, giới hạn khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay là tám kilômét tính từ ranh giới cảng hàng không, sân bay trở ra.
Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký cảng hàng không được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 50 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 quy định điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đăng ký cảng hàng không như sau:
- Có giấy tờ chứng minh sự tạo lập hợp pháp cảng hàng không, sân bay;
- Phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay đã được phê duyệt;
- Có kết cấu hạ tầng phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định hoặc công nhận.
Việc mở, đóng cảng hàng không, sân bay được quy định như thế nào?
Căn theo quy định tại Điều 49 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 (được bổ sung bởi khoản 11 Điều 1 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam sửa đổi 2014) quy định cụ việc mở, đóng cảng hàng không như sau:
- Thủ tướng Chính phủ quyết định việc mở cảng hàng không, sân bay theo quy hoạch phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay; đóng cảng hàng không, sân bay vì lý do bảo đảm an ninh, quốc phòng hoặc các lý do đặc biệt ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội.
- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định việc tạm thời đóng cảng hàng không, sân bay trong các trường hợp sau đây:
+ Cải tạo, mở rộng, sửa chữa cảng hàng không, sân bay có khả năng gây mất an toàn cho hoạt động bay;
+ Giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay bị thu hồi;
+ Thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, tai nạn tàu bay và các tình huống bất thường khác uy hiếp đến an toàn hàng không, an ninh hàng không.
- Trong trường hợp xảy ra sự cố đột xuất, để bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không, Giám đốc Cảng vụ hàng không quyết định tạm thời đóng cảng hàng không, sân bay không quá hai mươi bốn giờ và báo cáo ngay Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
- Đối với việc mở, đóng sân bay chuyên dùng, Bộ Quốc phòng sẽ quyết định sau khi đã thống nhất với Bộ Giao thông vận tải.
- Cảng hàng không, sân bay được mở lại sau khi các lý do trên được chấm dứt
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;