Văn phòng đại diện công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam là gì? Quyền và nghĩa vụ của Văn phòng đại diện công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam?

Văn phòng đại diện công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam là gì? Quyền và nghĩa vụ của Văn phòng đại diện công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam? - Câu hỏi của Duy (Đồng Nai)

Văn phòng đại diện công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam là gì?

Căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 2 Thông tư 97/2020/TT-BTC định nghĩa Văn phòng đại diện công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài, không có tư cách pháp nhân, được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Đồng thời, trưởng văn phòng đại diện là người đứng đầu văn phòng đại diện công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam.

Văn phòng đại diện công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam là gì? Quyền và nghĩa vụ của Văn phòng đại diện công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam?

Văn phòng đại diện công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam là gì? Quyền và nghĩa vụ của Văn phòng đại diện công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam? (Hình từ Internet)

Điều kiện để Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài được lập văn phòng đại diện tại Việt Nam là gì?

Căn cứ quy định tại Điều 78 Luật Chứng khoán 2019 về điều kiện Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài được lập văn phòng đại diện tại Việt Nam gồm:

- Được cấp phép và đang hoạt động hợp pháp tại nước nguyên xứ;

- Cơ quan cấp phép của nước nguyên xứ và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ký kết thỏa thuận hợp tác song phương hoặc đa phương về trao đổi thông tin, hợp tác quản lý, thanh tra, giám sát hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán hoặc công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài đang quản lý các quỹ đang đầu tư tại Việt Nam; thời hạn hoạt động còn lại (nếu có) tối thiểu là 01 năm.

Ngoài ra, văn phòng đại diện công ty chứng khoán tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện quy định về phạm vi hoạt động tại khoản 2 và khoản 3 Điều 78 Luật Chứng khoán 2019 như sau:

Văn phòng đại diện công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam
...
2. Phạm vi hoạt động của văn phòng đại diện công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam bao gồm một, một số hoặc toàn bộ nội dung sau đây:
a) Thực hiện chức năng văn phòng liên lạc và nghiên cứu thị trường;
b) Xúc tiến xây dựng các dự án hợp tác trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán tại Việt Nam;
c) Thúc đẩy, giám sát thực hiện các hợp đồng thỏa thuận đã ký kết giữa công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài với các tổ chức kinh tế của Việt Nam;
d) Thúc đẩy, giám sát thực hiện các dự án do công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tài trợ tại Việt Nam.
3. Văn phòng đại diện công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam không được thực hiện các hoạt động kinh doanh chứng khoán.

Như vậy, văn phòng đại diện công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam không được thực hiện các hoạt động kinh doanh chứng khoán.

Ngoài ra, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày chính thức hoạt động, văn phòng đại diện công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo hoạt động của mình theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 97/2020/TT-BTC và các tài liệu xác thực đã hoàn tất việc công bố thông tin hoạt động theo quy định của Luật Chứng khoán.

Quyền và nghĩa vụ của Văn phòng đại diện công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam?

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 97/2020/TT-BTC về quyền và nghĩa vụ của Văn phòng đại diện công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam như sau:

- Được mở tài khoản bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt Nam có gốc ngoại tệ tại ngân hàng thương mại được phép hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Việt Nam và chỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạt động của văn phòng đại diện. Việc mở, sử dụng và đóng tài khoản của văn phòng đại diện thực hiện theo quy định pháp luật có liên quan;

- Được tuyển dụng người lao động Việt Nam và người lao động nước ngoài vào làm việc tại văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tuyển dụng người lao động nước ngoài làm việc tại văn phòng đại diện tại Việt Nam, công ty mẹ hoặc văn phòng đại diện (trong trường hợp được công ty mẹ ủy quyền) phải thông báo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc tuyển dụng nhân sự nước ngoài kèm theo các văn bản xác nhận sự chấp thuận của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật Lao động;

- Có dấu riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam và chỉ được sử dụng dấu này trong các văn bản giao dịch thuộc quyền hạn và chức năng của văn phòng đại diện;

- Chỉ được thực hiện những hoạt động theo nội dung và trong thời hạn hoạt động quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện; không được thực hiện các hoạt động kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam; không được thực hiện việc quản lý tài sản, quản lý vốn đầu tư cho các nhà đầu tư, kể cả phần vốn đầu tư của công ty mẹ tại Việt Nam và các hoạt động kinh doanh chứng khoán khác tại Việt Nam;

- Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}