Lý lịch tư pháp là gì? Mức thu phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp hiện nay là bao nhiêu tiền?

Lý lịch tư pháp là gì? Mức thu phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp hiện nay là bao nhiêu tiền? - Câu hỏi của anh Kiệt (An Giang)

Lý lịch tư pháp là gì?

Căn cứ tại Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp 2009 định nghĩa về lý lịch tư pháp như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.
...

Theo đó, lý lịch tư pháp được hiểu là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.

Lý lịch tư pháp là gì? Mức thu phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp hiện nay là bao nhiêu tiền?

Lý lịch tư pháp là gì? Mức thu phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp hiện nay là bao nhiêu tiền?

Mức thu phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp hiện nay là bao nhiêu tiền?

Mức thu phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp theo Điều 4 Thông tư 244/2016/TT-BTC như sau:

Mức thu phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp thực hiện như sau:

Stt

Nội dung thu

Mức thu

(đồng/lần/người)

1

Phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp

200.000

2

Phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp của sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ (gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ (hoặc chồng), con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi dưỡng liệt sỹ).

100.000

Trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp đề nghị cấp trên 02 Phiếu lý lịch tư pháp trong một lần yêu cầu, thì kể từ Phiếu thứ 3 trở đi tổ chức thu phí được thu thêm 5.000 đồng/Phiếu để bù đắp chi phí cần thiết cho việc in mẫu Phiếu lý lịch tư pháp.

Ngoài ra, những đối tượng sau được miễn phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp:

- Trẻ em theo quy định tại Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

- Người cao tuổi theo quy định tại Luật người cao tuổi.

- Người khuyết tật theo quy định tại Luật người khuyết tật.

- Người thuộc hộ nghèo theo quy định tại Quyết định 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020.

- Người cư trú tại các xã đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu theo quy định của pháp luật.

Lý lịch tư pháp dùng để làm gì?

Căn cứ tại Điều 3 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định mục đích quản lý lý lịch tư pháp như sau:

Mục đích quản lý lý lịch tư pháp
1. Đáp ứng yêu cầu cần chứng minh cá nhân có hay không có án tích, có bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.
2. Ghi nhận việc xoá án tích, tạo điều kiện cho người đã bị kết án tái hoà nhập cộng đồng.
3. Hỗ trợ hoạt động tố tụng hình sự và thống kê tư pháp hình sự.
4. Hỗ trợ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

Theo đó, lý lịch tư pháp dùng để đáp ứng yêu cầu cần chứng minh cá nhân có hay không có án tích, có bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.

Ngoài ra có thể dùng để ghi nhận việc xoá án tích, tạo điều kiện cho người đã bị kết án tái hoà nhập cộng đồng.

Hoặc hỗ trợ hoạt động tố tụng hình sự và thống kê tư pháp hình sự.

Hoặc dùng để hỗ trợ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

Đối tượng quản lý lý lịch tư pháp là ai?

Căn cứ tại Điều 5 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định đối tượng quản lý lý lịch tư pháp như sau:

- Công dân Việt Nam bị kết án bằng bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật của Toà án Việt Nam, Toà án nước ngoài mà trích lục bản án hoặc trích lục án tích của người bị kết án được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cung cấp theo điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.

- Người nước ngoài bị Toà án Việt Nam kết án bằng bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật.

- Công dân Việt Nam, người nước ngoài bị Toà án Việt Nam cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong quyết định tuyên bố phá sản đã có hiệu lực pháp luật.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}