Hội đồng xét chuyển ngạch thanh tra gồm những ai? Việc xét nâng ngạch Thanh tra viên theo quy định mới ra sao?

Hội đồng xét chuyển ngạch thanh tra gồm những ai? Việc xét nâng ngạch Thanh tra viên theo quy định mới ra sao? Câu hỏi của bạn T.R ở Hà Nội.

Hồ sơ đề nghị Hội đồng xét chuyển ngạch thanh tra theo Nghị định 43/2023/NĐ-CP gồm có những gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 43/2023/NĐ-CP thì người đang công tác trong cơ quan thanh tra, có đủ điều kiện, tiêu chuẩn nghiệp vụ đối với ngạch thanh tra viên, thanh tra viên chính hoặc thanh tra viên cao cấp tại Luật Thanh tra 2022 thì được xét chuyển ngạch để bổ nhiệm vào các ngạch thanh tra.

Theo đó, hồ sơ đề nghị Hội đồng xét chuyển ngạch được xác định theo khoản 3 Điều 8 Nghị định 43/2023/NĐ-CP như sau:

Bổ nhiệm các ngạch thanh tra theo thủ tục chuyển ngạch
...
3. Hồ sơ đề nghị Hội đồng xét chuyển ngạch gồm:
a) Văn bản nhận xét quá trình công tác của công chức được đề nghị của cơ quan quản lý trực tiếp công chức;
b) Bản khai kết quả công tác; bản sao các văn bằng, chứng chỉ được cơ quan có thẩm quyền chứng thực;
c) Sơ yếu lý lịch theo quy định.

Như vậy, hồ sơ đề nghị Hội đồng xét chuyển ngạch bao gồm:

- Văn bản nhận xét quá trình công tác;

- Bản khai kết quả công tác; bản sao các văn bằng, chứng chỉ được cơ quan có thẩm quyền chứng thực;

- Sơ yếu lý lịch.

Hội đồng xét chuyển ngạch thanh tra gồm những ai? Việc xét nâng ngạch Thanh tra viên theo quy định mới ra sao?

Hội đồng xét chuyển ngạch thanh tra gồm những ai? Việc xét nâng ngạch Thanh tra viên theo quy định mới ra sao?

Hội đồng xét chuyển ngạch thanh tra gồm những ai?

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 43/2023/NĐ-CP như sau:

Bổ nhiệm các ngạch thanh tra theo thủ tục chuyển ngạch
...
2. Việc xét chuyển ngạch và bổ nhiệm vào các ngạch thanh tra phải thông qua Hội đồng xét chuyển ngạch.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng xét chuyển ngạch vào các ngạch thanh tra đối với công chức thuộc phạm vi quản lý.
Hội đồng xét chuyển ngạch có 05 thành viên, làm việc theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết để quyết định theo đa số. Thành phần Hội đồng gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng: ở trung ương là lãnh đạo bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; ở địa phương là lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Ở trung ương, Phó Chủ tịch Hội đồng là Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ; ở địa phương, Phó Chủ tịch Hội đồng là Giám đốc Sở Nội vụ;
c) Ở trung ương, Ủy viên thường trực là Chánh Thanh tra Bộ, cơ quan ngang bộ (Thanh tra Bộ, cơ quan ngang bộ sau đây gọi chung là Thanh tra Bộ), cơ quan thuộc Chính phủ; ở địa phương, Ủy viên thường trực là Chánh Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sau đây gọi chung là Thanh tra tỉnh), Ủy viên thường trực có trách nhiệm chuẩn bị các thủ tục hồ sơ, tài liệu, để báo cáo Hội đồng xét chuyển ngạch thanh tra;
d) Các ủy viên khác tùy theo yêu cầu, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cử đại diện lãnh đạo của cơ quan, đơn vị liên quan.

Như vậy, Hội đồng xét chuyển ngạch thanh tra gồm 05 thành viên.

Cụ thể thành viên được xác định tùy từng cấp địa phương theo nội dung được trích dẫn nêu trên.

Việc xét nâng ngạch Thanh tra viên theo quy định mới ra sao?

Căn cứ quy định tại Điều 7 Nghị định 43/2023/NĐ-CP như sau:

Xét nâng ngạch Thanh tra viên
1. Thanh tra viên đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại các điều 39, 40 và 41 của Luật Thanh tra thì được xét nâng ngạch trong các trường hợp sau đây:
a) Có thành tích xuất sắc trong hoạt động công vụ trong thời gian giữ ngạch công chức hiện giữ, được cấp có thẩm quyền công nhận;
b) Được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý gắn với yêu cầu của vị trí việc làm.
2. Yêu cầu về thành tích xuất sắc trong hoạt động công vụ quy định tại điểm a khoản 1 Điều này bao gồm các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức như sau:
a) Đối với nâng ngạch từ ngạch Thanh tra viên lên ngạch Thanh tra viên chính: được khen thưởng Huân chương Lao động hạng Ba trở lên hoặc đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương;
b) Đối với nâng ngạch từ ngạch Thanh tra viên chính lên ngạch Thanh tra viên cao cấp: được khen thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất hoặc đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc.
3. Căn cứ vào vị trí việc làm, phù hợp với cơ cấu ngạch công chức của cơ quan sử dụng Thanh tra viên đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan sử dụng Thanh tra viên báo cáo cơ quan quản lý xem xét, quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc xét nâng ngạch ngay sau khi Thanh tra viên đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này.

Như vậy, Thanh tra viên được xét nâng ngạch theo các nội dung quy định nêu trên.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}