Đề án thành lập chi nhánh của tổ chức tài chính vi mô có những nội dung gì? Trình tự chấp thuận thành lập chi nhánh của tổ chức tài chính vi mô như thế nào?
Điều kiện thành lập chi nhánh của tổ chức tài chính vi mô là gì?
Căn cứ tại Điều 11 Thông tư 19/2019/TT-NHNN quy định điều kiện thành lập chi nhánh của tổ chức tài chính vi mô như sau:
- Tổ chức tài chính vi mô có thời gian hoạt động từ 12 tháng trở lên (tính từ ngày khai trương hoạt động đến thời điểm đề nghị thành lập) được thành lập không quá 03 chi nhánh trong năm tài chính khi đáp ứng các điều kiện sau:
+ Có giá trị thực vốn điều lệ tại thời điểm 31 tháng 12 của năm trước liền kề năm đề nghị thành lập không thấp hơn mức vốn pháp định.
+ Hoạt động kinh doanh có lãi theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán độc lập của năm trước liền kề năm đề nghị và theo báo cáo tài chính gần nhất tính đến thời điểm đề nghị.
+ Tại thời điểm đề nghị không bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp không cho mở rộng địa bàn hoạt động.
+ Tuân thủ các quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tài chính vi mô tại thời điểm báo cáo gần nhất tính đến thời điểm đề nghị.
+ Tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ tại thời điểm 31 tháng 12 của năm trước liền kề năm đề nghị thành lập và tại thời điểm báo cáo gần nhất tính đến thời điểm đề nghị không vượt quá 3% hoặc một tỷ lệ khác theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ.
+ Tuân thủ quy định của pháp luật về số lượng và cơ cấu Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát. Chức danh Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tài chính vi mô không bị khuyết quá 06 tháng liền kề trước thời điểm đề nghị.
+ Có Đề án thành lập đảm bảo các nội dung theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Thông tư 19/2019/TT-NHNN.
+ Đảm bảo số lượng chi nhánh theo quy định tại Điều 8 Thông tư 19/2019/TT-NHNN.
- Tổ chức tài chính vi mô có thời gian hoạt động dưới 12 tháng (tính từ ngày khai trương hoạt động đến thời điểm đề nghị thành lập) được thành lập không quá 02 chi nhánh trong năm tài chính khi đáp ứng các điều kiện sau:
+ Có giá trị thực của vốn điều lệ tại thời điểm báo cáo gần nhất tính đến thời điểm đề nghị không thấp hơn mức vốn pháp định.
+ Tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ tại thời điểm báo cáo gần nhất tính đến thời điểm đề nghị không vượt quá 3% hoặc một tỷ lệ khác theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ.
+ Các quy định tại các điểm c, d, e, g, h khoản 1 Điều 11 Thông tư 19/2019/TT-NHNN.
Đề án thành lập chi nhánh của tổ chức tài chính vi mô có những nội dung gì? Trình tự chấp thuận thành lập chi nhánh của tổ chức tài chính vi mô? (Hình từ Internet)
Trình tự chấp thuận thành lập chi nhánh của tổ chức tài chính vi mô như thế nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 15 Thông tư 19/2019/TT-NHNN quy định trình tự chấp thuận thành lập chi nhánh của tổ chức tài chính vi mô như sau:
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ:
- Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi lấy ý kiến Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức tài chính vi mô dự kiến đặt trụ sở chi nhánh về đề nghị thành lập chi nhánh của tổ chức tài chính vi mô;
- Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có văn bản gửi lấy ý kiến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi tổ chức tài chính vi mô dự kiến đặt trụ sở chi nhánh về đề nghị thành lập chi nhánh của tổ chức tài chính vi mô.
Đề án thành lập chi nhánh của tổ chức tài chính vi mô phải có những nội dung gì?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 14 Thông tư 19/2019/TT-NHNN quy định đề án thành lập chi nhánh của tổ chức tài chính vi mô phải có những nội dung sau:
- Tên đầy đủ bằng tiếng Việt, tên viết tắt bằng tiếng Việt; địa chỉ trụ sở, nội dung hoạt động của chi nhánh của tổ chức tài chính vi mô.
- Cơ cấu tổ chức của chi nhánh; dự kiến nhân sự chủ chốt (Giám đốc chi nhánh, Trưởng phòng giao dịch, cán bộ kế toán và các chức danh chủ chốt khác theo quy định nội bộ của tổ chức tài chính vi mô).
- Tên, địa chỉ trụ sở của chi nhánh dự kiến quản lý phòng giao dịch (đối với trường hợp thành lập phòng giao dịch).
- Phân tích môi trường kinh doanh (cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu); đối tượng khách hàng và sản phẩm dự kiến cung cấp.
- Phương án kinh doanh dự kiến trong 03 năm đầu hoạt động, trong đó tối thiểu bao gồm: dự kiến bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, căn cứ xây dựng phương án và thuyết minh khả năng thực hiện phương án trong từng năm.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;