Người điều khiển phương tiện giao thông cần phải đảm bảo điều kiện gì? Không chốt cửa sau thùng xe ô tô vận chuyển hàng hóa có bị xử phạt không?

Người điều khiển giao thông tham gia giao thông cần phải đảm bảo điều kiện gì? - Câu hỏi của chị Nhi (Hà Nam)

Người lái xe tham gia giao thông cần phải đảm bảo những điều kiện gì?

Căn cứ quy định tại Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì người điều khiển phương tiện giao thông tham gia giao thông cần phải đảm bảo điều kiện như sau:

- Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.

- Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:

+ Đăng ký xe;

+ Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;

+ Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;

+ Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Người điều khiển giao thông tham gia giao thông cần phải đảm bảo điều kiện gì? Hành vi không chốt cửa sau thùng xe ô tô tải khi tham giao thông thì có bị xử phạt không?

Người điều khiển phương tiện giao thông cần phải đảm bảo điều kiện gì? Không chốt cửa sau thùng xe ô tô vận chuyển hàng hóa có bị xử phạt không? (Hình từ Internet)

Việc xử phạt vi phạm giao thông theo nguyên tắc nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì nguyên tắc xử phạt vi phạm giao thông được quy định cụ thể như sau:

- Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;

- Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;

- Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;

- Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.

Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.

Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.

Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020);

- Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;

- Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Hành vi không chốt cửa sau thùng xe ô tô vận chuyển hàng hóa khi tham giao thông thì có bị xử phạt không?

Căn cứ tại khoản 1 và điểm c khoản 8 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm giao thông đối với hành vi không chốt cửa sau thùng xe ô tô vận chuyển hàng hóa như sau:

Xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ
1. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Vận chuyển hàng trên xe phải chằng buộc mà không chằng buộc hoặc có chằng buộc nhưng không chắc chắn, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 4 Điều này;
b) Điều khiển xe xếp hàng trên nóc buồng lái, xếp hàng làm lệch xe;
c) Không chốt, đóng cố định cửa sau thùng xe khi xe đang chạy.
...
8. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 150%;
b) Điều khiển xe kéo theo rơ moóc, sơ mi rơ moóc mà khối lượng toàn bộ (bao gồm khối lượng bản thân rơ moóc, sơ mi rơ moóc và khối lượng hàng chuyên chở) của rơ moóc, sơ mi rơ moóc vượt khối lượng cho phép kéo theo được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 150%;
c) Vi phạm quy định tại khoản 1, điểm c khoản 4 Điều này mà gây tai nạn giao thông.

Như vậy, theo quy định trên thì đối với hành vi điều khiển xe ô tô vận chuyển hàng hóa mà không chốt cửa sau thùng xe khi xe đang chạy thì người điều khiển xe có thể bị xử phạt vi phạm giao thông với số tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng.

Trong trường hợp gây tai nạn giao thông thì người điều khiển xe có thể bị phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp đủ các yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật hình sự.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}