Nhiệm vụ và quyền hạn của Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an được quy định như thế nào?

Nhiệm vụ và quyền hạn của Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an được quy định như thế nào? Câu hỏi của bạn An ở Huế.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an được quy định như thế nào?

Căn cư theo quy định tại Điều 16 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an như sau:

- Tổ chức công tác trực ban hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; phân loại và trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.

- Tiến hành Điều tra vụ án hình sự về các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền Điều tra của Cơ quan An ninh Điều tra Công an cấp tỉnh quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 nếu xét thấy cần trực tiếp Điều tra; vụ án đặc biệt nghiêm trọng thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan An ninh điều tra của Công an nhân dân do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy để điều tra lại.

- Hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ Điều tra và kiểm tra việc chấp hành pháp luật, nghiệp vụ trong hoạt động Điều tra, xử lý tội phạm của Cơ quan An ninh Điều tra Công an cấp tỉnh; hướng dẫn các cơ quan của lực lượng An ninh nhân dân thuộc Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra thực hiện hoạt động Điều tra.

- Kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp khắc phục nguyên nhân, Điều kiện làm phát sinh tội phạm.

- Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác Điều tra, xử lý tội phạm trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan An ninh Điều tra của Công an nhân dân.

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an được quy định như thế nào?

Nhiệm vụ và quyền hạn của Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an được quy định như thế nào?

Cơ quan An ninh Điều tra Công an cấp tỉnh sẽ có những nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?

Căn cứ vào Điều 17 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 quy định như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan An ninh Điều tra Công an cấp tỉnh
1. Tổ chức công tác trực ban hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; phân loại và trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
2. Tiến hành Điều tra vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại Chương XIII, Chương XXVI và các tội phạm quy định tại các Điều 207, 208, 282, 283, 284, 299, 300, 303, 304, 305, 309, 337, 338, 347, 348, 349 và 350 của Bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân; tiến hành Điều tra vụ án hình sự về tội phạm khác liên quan đến an ninh quốc gia hoặc để bảo đảm khách quan theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Công an.
3. Hướng dẫn các cơ quan của lực lượng An ninh nhân dân thuộc Công an cấp tỉnh được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra thực hiện hoạt động Điều tra.
4. Kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp khắc phục nguyên nhân, Điều kiện làm phát sinh tội phạm.
5. Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác Điều tra, xử lý tội phạm của lực lượng An ninh nhân dân thuộc Công an cấp tỉnh báo cáo Thủ trưởng Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an.
6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định Bộ luật tố tụng hình sự.

Như vậy, cơ quan An ninh Điều tra Công an cấp tỉnh sẽ có những nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định nêu trên.

Những hành vi nào bị cấm trong hoạt động điều tra?

Căn cứ vào Điều 14 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 quy định về những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điều tra như sau:

- Làm sai lệch hồ sơ vụ án; truy cứu trách nhiệm hình sự người không có hành vi phạm tội; không truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi phạm tội đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự; ra quyết định trái pháp luật; ép buộc người khác làm trái pháp luật; làm lộ bí mật Điều tra vụ án; can thiệp trái pháp luật vào việc Điều tra vụ án hình sự.

- Bức cung, dùng nhục hình và các hình thức tra tấn hoặc đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo, hạ nhục con người hay bất kỳ hình thức nào khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Cản trở người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can thực hiện quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa, trợ giúp pháp lý; quyền khiếu nại, tố cáo; quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự.

- Cản trở người bào chữa, người thực hiện trợ giúp pháp lý thực hiện việc bào chữa, trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.

- Chống đối, cản trở hoặc tổ chức, lôi kéo, xúi giục, kích động, cưỡng bức người khác chống đối, cản trở hoạt động Điều tra hình sự; xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người thi hành công vụ trong Điều tra hình sự.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}