Trách nhiệm của công đoàn cơ sở thuộc Bộ Quốc phòng trong công tác an toàn vệ sinh lao động là gì?
- Trách nhiệm của công đoàn cơ sở thuộc Bộ Quốc phòng trong công tác an toàn vệ sinh lao động là gì?
- Cơ quan Công đoàn cấp đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng, Hội đồng quân nhân, đại diện tập thể người lao động trong công tác an toàn, vệ sinh lao động có trách nhiệm như thế nào?
- Người sử dụng lao động khi xây dựng kế hoạch an toàn vệ sinh lao động Bộ Quốc phòng có cần phải tham khảo ý kiến của công đoàn cơ sở không?
Trách nhiệm của công đoàn cơ sở thuộc Bộ Quốc phòng trong công tác an toàn vệ sinh lao động là gì?
Căn cứ tại Điều 22 Thông tư 142/2017/TT-BQP quy định trách nhiệm của các công đoàn cơ sở thuộc Bộ Quốc phòng trong công tác an toàn vệ sinh lao động được xác định như sau:
- Tham gia với người sử dụng lao động xây dựng và giám sát việc thực hiện kế hoạch, quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động.
- Đại diện cho tập thể người lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện điều khoản về an toàn, vệ sinh lao động trong thỏa ước lao động tập thể; có trách nhiệm giúp đỡ người lao động khiếu nại, khởi kiện khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng bị xâm phạm.
- Đối thoại với người sử dụng lao động để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động về an toàn, vệ sinh lao động.
- Tham gia, phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức kiểm tra công tác an toàn, vệ sinh lao động; giám sát và yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện đúng các quy định về an toàn, vệ sinh lao động; tham gia, phối hợp với người sử dụng lao động điều tra tai nạn lao động và giám sát việc giải quyết chế độ, đào tạo nghề và bố trí công việc cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Kiến nghị với người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, khắc phục hậu quả sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
- Tuyên truyền, vận động người lao động, người sử dụng lao động thực hiện tốt các quy định của pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc. Phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức tập huấn, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho cán bộ công đoàn và người lao động.
- Yêu cầu người có trách nhiệm thực hiện ngay biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, kể cả trường hợp phải tạm ngừng hoạt động nếu cần thiết khi phát hiện nơi làm việc có nguy cơ gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của người lao động.
- Tham gia Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở theo quy định của Bộ Quốc phòng; tham gia, phối hợp với người sử dụng lao động để ứng cứu, khắc phục hậu quả sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động; trường hợp người sử dụng lao động không thực hiện nghĩa vụ khai báo theo quy định thì thông báo ngay với cơ quan quản lý có thẩm quyền theo quy định của Bộ Quốc phòng để tiến hành điều tra.
- Phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức các phong trào thi đua, phong trào quần chúng làm công tác an toàn, vệ sinh lao động và xây dựng văn hóa an toàn lao động tại nơi làm việc; quản lý, hướng dẫn hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên.
- Những cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa thành lập Công đoàn cơ sở thì Cơ quan công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hoặc Hội đồng quân nhân, đại diện tập thể người lao động thực hiện quyền, trách nhiệm quy định tại Điều này khi được người lao động ở đó yêu cầu.
Trách nhiệm của công đoàn cơ sở thuộc Bộ Quốc phòng trong công tác an toàn vệ sinh lao động là gì? (Hình từ Internet)
Cơ quan Công đoàn cấp đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng, Hội đồng quân nhân, đại diện tập thể người lao động trong công tác an toàn, vệ sinh lao động có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ tại Điều 21 Thông tư 142/2017/TT-BQP quy định trách nhiệm của cơ quan Công đoàn cấp đầu mối trực thuộc Bộ, Hội đồng quân nhân, đại diện tập thể người lao động trong công tác an toàn, vệ sinh lao động như sau:
- Tham gia với cơ quan chức năng xây dựng chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của quân nhân, người lao động về an toàn, vệ sinh lao động.
- Tham gia, phối hợp với cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; tham gia xây dựng, hướng dẫn thực hiện, giám sát việc thực hiện kế hoạch, quy chế, nội quy và các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động tại nơi làm việc; tham gia điều tra tai nạn lao động theo quy định của pháp luật.
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có trách nhiệm thực hiện ngay biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, thực hiện các biện pháp khắc phục, kể cả trường hợp phải tạm ngừng hoạt động khi phát hiện nơi làm việc có yếu tố có hại hoặc yếu tố nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của con người trong quá trình lao động.
- Vận động quân nhân, người lao động chấp hành quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.
- Đại diện tập thể người lao động khởi kiện khi quyền của tập thể người lao động về an toàn, vệ sinh lao động bị xâm phạm; đại diện cho người lao động khởi kiện khi quyền của người lao động về an toàn, vệ sinh lao động bị xâm phạm và được người lao động ủy quyền.
- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, đào tạo, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động; kiến nghị các giải pháp chăm lo cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
- Phối hợp với cơ quan, đơn vị tổ chức phong trào thi đua về an toàn, vệ sinh lao động; tổ chức phong trào quần chúng làm công tác an toàn, vệ sinh lao động; tổ chức và hướng dẫn hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên.
- Khen thưởng công tác an toàn, vệ sinh lao động theo quy định.
Người sử dụng lao động khi xây dựng kế hoạch an toàn vệ sinh lao động Bộ Quốc phòng có cần phải tham khảo ý kiến của công đoàn cơ sở không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Thông tư 142/2017/TT-BQP quy định như sau:
Kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động
...
2. Việc lập kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động phải được lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Hội đồng quân nhân đối với đơn vị chưa có Ban chấp hành công đoàn cơ sở và dựa trên các căn cứ sau đây:
a) Đánh giá rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; việc kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và kế hoạch ứng cứu khẩn cấp;
b) Kết quả thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động năm trước;
c) Nhiệm vụ, phương hướng kế hoạch sản xuất, kinh doanh và tình hình lao động của năm kế hoạch;
d) Kiến nghị của người lao động, của tổ chức công đoàn và của đoàn thanh tra, đoàn kiểm tra.
Như vậy, theo quy định trên thì tại những đơn vị có công đoàn cơ sở thì người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của công đoàn cơ sở khi xây dựng kế hoạch an toàn vệ sinh lao động Bộ Quốc phòng.
Đối với những đơn vị chưa có Ban chấp hành công đoàn cơ sở thì người sử dụng lao động tham khảo ý kiến Hội đồng quân nhân.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;