Điều kiện để có thể trở thành Quản tài viên là gì? Những hành vi nào bị cấm với Quản tài viên?

hiện tại tôi là cử nhân luật vậy thì tôi cần phải có những điều kiện gì để trở thành quản tài viên?- câu hỏi của chị Tuyết (Vũng Tàu).

Điều kiện để cử nhân luật trở thành Quản tài viên?

Theo quy định tại Điều 12 Luật Phá sản năm 2014:

Điều kiện hành nghề Quản tài viên
1. Những người sau đây được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên:
a) Luật sư;
b) Kiểm toán viên;
c) Người có trình độ cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng và có kinh nghiệm 05 năm trở lên về lĩnh vực được đào tạo.
2. Điều kiện được hành nghề Quản tài viên:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan;
c) Có chứng chỉ hành nghề Quản tài viên.
3. Chính phủ quy định chi tiết việc cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên và việc quản lý nhà nước đối với Quản tài viên.

Theo đó, điều kiện để cử nhân Luật trở thành Quản tài viên là có kinh nghiệm 05 năm trở lên về lĩnh vực được đào tạo.

Để một Cử nhân Luật hoặc Luật sư có được chứng chỉ hành nghề Quản tài viên ít nhất là 05 - 07 năm (gồm 01 năm học đào tạo Luật sư, 01 năm tập sự hành nghề luật, 05 năm công tác hành nghề Luật hoặc các tổ chức pháp luật.) Đây là khoản thời gian tương đối dài tuy nhiên với tính chất cũng như vai trò tương đối quan trọng thì yêu cầu để hành nghề cũng trở nên khắt khe vì đòi hỏi chuyên môn cao.

Điều kiện để cử nhân Luật có thể trở thành Quản tài viên? Những hành vi nào bị cấm với Quản tài viên? (Hình từ Internet)

Quyền và nghĩa vụ của quản tài viên được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 16 Luật phá sản năm 2014 quy định quyền và nghĩa vụ của quản tài viên như sau:

Thứ nhất, quản lý tài sản, giám sát hoạt động kinh doanh, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, gồm:

- Xác minh, thu thập, quản lý tài liệu, chứng cứ liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã;

- Lập bảng kê tài sản, danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ;

- Bảo quản tài sản; ngăn chặn việc bán, chuyển giao tài sản mà không được phép của Thẩm phán; ngăn chặn việc tẩu tán tài sản; tối đa hóa giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã khi bán, thanh lý tài sản;

- Giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định của pháp luật;

- Được thuê cá nhân, tổ chức thực hiện công việc theo quy định của pháp luật;

- Đề xuất với Thẩm phán về việc bán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã để bảo đảm chi phí phá sản;

- Bán tài sản theo quyết định của Thẩm phán để bảo đảm chi phí phá sản;

- Tổ chức việc định giá, thanh lý tài sản theo quy định của Luật này; báo cáo cơ quan thi hành án dân sự, thông báo đến người tham gia thủ tục phá sản có liên quan về việc giao cho cá nhân, tổ chức thực hiện thanh lý tài sản;

- Gửi các khoản tiền thu được vào tài khoản do Tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền mở tại ngân hàng.

Thứ hai, đại diện cho doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã không có người đại diện theo pháp luật.

Thứ ba, báo cáo về tình trạng tài sản, công nợ và hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã, tham gia xây dựng kế hoạch phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.

Thứ tư, đề nghị Thẩm phán tiến hành các công việc sau:

- Thu thập tài liệu, chứng cứ;

- Tuyên bố giao dịch vô hiệu và quyết định thu hồi tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị bán hoặc chuyển giao bất hợp pháp;

- Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; áp dụng biện pháp xử phạt hành chính; chuyển hồ sơ sang cơ quan có thẩm quyền xử lý về hình sự theo quy định của pháp luật.

Thứ năm, được hưởng thù lao và thực hiện trách nhiệm bảo hiểm nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.

Thứ sáu, báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo yêu cầu của Thẩm phán, cơ quan thi hành án dân sự; chịu trách nhiệm trước Thẩm phán, cơ quan thi hành án dân sự và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Những hành vi nào bị cấm đối với nghề quản tài viên?

Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 22/2015/NĐ-CP quy định về hành vi bị cấm đối với nghề quản tài viên là:

-Cho thuê, cho mượn hoặc cho cá nhân, tổ chức khác sử dụng chứng chỉ hành nghề Quản tài viên của mình để hành nghề quản lý, thanh lý tài sản;

- Gợi ý hoặc nhận bất kỳ một khoản tiền hoặc lợi ích vật chất từ người tham gia thủ tục phá sản hoặc lợi dụng danh nghĩa Quản tài viên để thu lợi từ cá nhân, tổ chức ngoài chi phí Quản tài viên được nhận theo quy định của pháp luật;

- Lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn để thông đồng với cá nhân, tổ chức nhằm mục đích vụ lợi;

- Tiết lộ thông tin về tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán mà Quản tài viên biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được doanh nghiệp, hợp tác xã đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;

- Các hành vi khác trái với quy định của pháp luật, Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Quản tài viên.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}