Điều kiện đối với phương tiện, người tham gia vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa là gì?

Từ 15/5/2024, điều kiện đối với phương tiện, người tham gia vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa là gì?

Từ 15/5/2024, điều kiện đối với phương tiện, người tham gia vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa là gì?

Căn cứ tại Điều 13 Nghị định 34/2024/NĐ-CP quy định điều kiện đối với người tham gia vận chuyển hàng hóa nguy hiểm như sau:

Điều kiện đối với người tham gia vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
1. Thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa làm việc trên phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải được đào tạo và có chứng chỉ chuyên môn đặc biệt về vận tải hàng hóa nguy hiểm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải; được huấn luyện, cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm theo quy định tại Nghị định này.
2. Người áp tải, người thủ kho, người xếp dỡ hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện và tại cảng, bến thủy nội địa phải được huấn luyện, cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm do mình áp tải, xếp, dỡ hoặc lưu kho.

Bên cạnh đó, căn cứ Điều 14 Nghị định 34/2024/NĐ-CP quy định điều kiện đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm như sau:

Điều kiện đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
1. Phương tiện vận chuyển phải đủ điều kiện tham gia giao thông theo quy định của pháp luật.
2. Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải dán biểu trưng hàng hóa nguy hiểm. Nếu trên một phương tiện có nhiều loại hàng hóa nguy hiểm khác nhau thì phương tiện phải dán đủ biểu trưng của các loại hàng hóa đó. Vị trí dán biểu trưng ở hai bên của phương tiện.
3. Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, sau khi dỡ hết hàng hóa nguy hiểm nếu không tiếp tục vận tải loại hàng hóa đó thì phải được làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm. Đơn vị vận tải, thuyền viên hoặc người lái phương tiện thủy nội địa có trách nhiệm làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện khi không tiếp tục vận chuyển loại hàng hóa nguy hiểm đó.

Theo đó, từ ngày 15/5/2024, điều kiện đối với phương tiện, người tham gia vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa bao gồm:

(1) Đối với Người tham gia vận chuyển hàng hóa nguy hiểm:

- Thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa làm việc trên phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải được đào tạo và có chứng chỉ chuyên môn đặc biệt về vận tải hàng hóa nguy hiểm; được huấn luyện, cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm

- Người áp tải, thủ kho, người xếp dỡ hàng hóa nguy hiểm cần được huấn luyện và có giấy chứng nhận tương ứng về an toàn hàng hóa nguy hiểm.

(2) Đối với Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm:

- Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải đáp ứng các điều kiện tham gia giao thông theo quy định pháp luật, bao gồm việc dán biểu trưng hàng hóa nguy hiểm theo đúng quy định và làm sạch biểu trưng khi không còn vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.

Từ 15/5/2024, điều kiện đối với phương tiện, người tham gia vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa là gì?

Từ 15/5/2024, điều kiện đối với phương tiện, người tham gia vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa là gì? (Hình ảnh Internet)

Phân loại hàng hóa nguy hiểm bao gồm những loại hàng hóa nào?

Căn cứ vào Điều 4 Nghị định 34/2024/NĐ-CP có nêu rõ loại hàng hóa nguy hiểm như sau:

Phân loại hàng hóa nguy hiểm
1. Tùy theo tính chất hóa, lý, hàng hoá nguy hiểm được phân thành 9 loại và nhóm loại sau đây:
a) Loại 1. Chất nổ và vật phẩm dễ nổ;
Nhóm 1.1: Chất và vật phẩm có nguy cơ nổ rộng.
Nhóm 1.2: Chất và vật phẩm có nguy cơ bắn tóe nhưng không nổ rộng.
Nhóm 1.3: Chất và vật phẩm có nguy cơ cháy và nguy cơ nổ nhỏ hoặc bắn tóe nhỏ hoặc cả hai, nhưng không nổ rộng.
Nhóm 1.4: Chất và vật phẩm có nguy cơ không đáng kể.
Nhóm 1.5: Chất không nhạy nhưng có nguy cơ nổ rộng.
Nhóm 1.6: Vật phẩm đặc biệt không nhạy, không có nguy cơ nổ rộng.
b) Loại 2. Khí;
Nhóm 2.1: Khí dễ cháy.
Nhóm 2.2: Khí không dễ cháy, không độc hại.
Nhóm 2.3: Khí độc hại.
c) Loại 3. Chất lỏng dễ cháy và chất nổ lỏng khử nhạy;
d) Loại 4;
Nhóm 4.1: Chất rắn dễ cháy, chất tự phản ứng và chất nổ rắn được ngâm trong chất lỏng hoặc bị khử nhạy.
Nhóm 4.2: Chất có khả năng tự bốc cháy.
Nhóm 4.3: Chất khi tiếp xúc với nước tạo ra khí dễ cháy.
đ) Loại 5;
Nhóm 5.1: Chất ôxi hóa.
Nhóm 5.2: Perôxít hữu cơ.
e) Loại 6;
Nhóm 6.1: Chất độc.
Nhóm 6.2: Chất gây nhiễm bệnh.
g) Loại 7: Chất phóng xạ;
h) Loại 8: Chất ăn mòn;
i) Loại 9: Chất và vật phẩm nguy hiểm khác.
2. Các bao bì, thùng chứa hàng hoá nguy hiểm chưa được làm sạch bên trong và bên ngoài sau khi dỡ hết hàng hoá nguy hiểm cũng được coi là hàng hoá nguy hiểm tương ứng.

Như vậy, hàng hóa nguy hiểm được phân thành 9 loại và nhóm loại sau:

- Loại 1 gồm các chất nổ và vật phẩm dễ nổ;

- Loại 2 gồm khí dễ cháy, khí không dễ cháy, không độc hại, khí độc hại;

- Loại 3 là các chất lỏng dễ cháy và các chất nổ lỏng khử nhạy;

- Loại 4 là các chất rắn dễ cháy, các chất tự phản ứng và các chất nổ rắn được ngâm trong chất lỏng hoặc bị khử nhạy., các chất dễ tự bốc cháy, các chất khi gặp nước phát ra khí dễ cháy;

- Loại 5 là các chất ôxi hóa, các hợp chất Perôxít hữu cơ;

- Loại 6 là các chất độc hại, các chất lây nhiễm;

- Loại 7 là các chất phóng xạ;

- Loại 8 là các chất ăn mòn

- Loại 9 là các chất và vật phẩm nguy hiểm khác.

Việc xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện và lưu kho bãi trên đường thủy nội địa ra sao?

Căn cứ tại Điều 15 Nghị định 34/2024/NĐ-CP quy định người xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm phải thực hiện theo quy định về xếp hàng hóa trên phương tiện thủy nội địa và các quy định sau:

(1) Việc xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm phải do người thủ kho, người thuê vận tải hoặc người áp tải trực tiếp hướng dẫn và giám sát; thuyền trưởng quyết định sơ đồ xếp hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện và việc chèn lót, chằng buộc phù hợp tính chất của từng loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm. Không xếp chung các loại hàng hóa có thể tác động lẫn nhau làm tăng mức độ nguy hiểm trong cùng một khoang hoặc một hầm hàng của phương tiện.

(2) Trường hợp vận chuyển hàng hóa nguy hiểm không quy định phải có người áp tải thì người vận tải phải thực hiện xếp, dỡ hàng hóa theo chỉ dẫn của người thuê vận tải.

(3) Đối với loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm quy định phải xếp, dỡ, lưu giữ ở nơi riêng biệt thì việc xếp, dỡ phải thực hiện tại khu vực cầu cảng, bến, kho riêng biệt.

(4) Sau khi đưa hết hàng hóa nguy hiểm ra khỏi kho, bãi thì nơi lưu giữ hàng hóa nguy hiểm phải được làm sạch để không ảnh hưởng tới hàng hóa khác.

Như vậy, việc xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện và lưu kho bãi bằng phương tiện thủy nội địa phải đảm bảo tuân thủ 04 yêu cầu nêu trên.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}