Xử lý vi phạm hành chính trong vi phạm an toàn giao thông được thực hiện qua bao nhiêu cách?
- Xử lý vi phạm hành chính trong vi phạm an toàn giao thông được thực hiện qua bao nhiêu cách?
- Xử lý vi phạm hành chính trong vi phạm an toàn giao thông trong khi tuần tra, kiểm soát được quy định như thế nào?
- Giải quyết, xử lý vi phạm hành chính trong vi phạm an toàn giao thông tại trụ sở đơn vị được quy định như thế nào?
- Thực hiện việc nộp tiền xử phạt vi phạm hành chính qua Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng Dịch vụ công Bộ Công an được quy định như thế nào?
Xử lý vi phạm hành chính trong vi phạm an toàn giao thông được thực hiện qua bao nhiêu cách?
Căn cứ vào Điều 20 Thông tư 65/2020/TT-BCA (được bổ sung bởi Khoản 4 Điều 4 Thông tư 15/2022/TT-BCA) quy định xử lý vi phạm hành chính trong vi phạm an toàn giao thông thông qua các cách sau:
- Cách 1: Xử lý vi phạm trong khi tuần tra, kiểm soát
- Cách 2: Giải quyết, xử lý vi phạm hành chính tại trụ sở đơn vị
- Cách 3: Thực hiện việc nộp tiền xử phạt vi phạm hành chính qua Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng Dịch vụ công Bộ Công an.
- Cách 4: Áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính.
Xử lý vi phạm hành chính trong vi phạm an toàn giao thông được thực hiện qua bao nhiêu cách?
Xử lý vi phạm hành chính trong vi phạm an toàn giao thông trong khi tuần tra, kiểm soát được quy định như thế nào?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 20 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định xử lý vi phạm hành chính trong vi phạm an toàn giao thông trong khi tuần tra, kiểm soát như sau:
Xử lý vi phạm trong khi tuần tra, kiểm soát trong vi phạm an toàn giao thông trong khi tuần tra, kiểm soát được chia làm hai loại:
- Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản:
+ Thực hiện ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ theo quy định.
+ Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm chưa thực hiện ngay quyết định xử phạt thì tạm giữ giấy tờ có liên quan theo quy định để bảo đảm cho việc chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
- Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản:
+ Thực hiện lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định.
+ Khi lập xong biên bản vi phạm hành chính thì hướng dẫn và đề nghị người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm (sau đây gọi chung là người vi phạm) cung cấp số điện thoại liên hệ để nhận thông tin, xử phạt thông qua Cổng dịch vụ Công quốc gia, ký vào biên bản và giao cho họ 01 bản;
+ Nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản;
+Ttrường hợp người vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì Tổ trưởng Tổ Cảnh sát giao thông mời đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc 02 người chứng kiến ký vào biên bản;
+ Trường hợp người vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì cán bộ Cảnh sát giao thông phải ghi rõ lý do vào biên bản và phải báo cáo thủ trưởng đơn vị bằng văn bản để làm cơ sở cho người có thẩm quyền xem xét, quyết định xử phạt.
Giải quyết, xử lý vi phạm hành chính trong vi phạm an toàn giao thông tại trụ sở đơn vị được quy định như thế nào?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 20 Thông tư 65/2020/TT-BCA (được bổ sung bởi khoản 3 Điều 4 Thông tư 15/2022/TT-BCA) quy định xử lý vi phạm hành chính trong vi phạm an toàn giao thông tại trụ sở đơn vị như sau:
- Đối với tổ chức công tác xử lý vi phạm:
+ Công an các đơn vị, địa phương có thẩm quyền xử lý vi phạm bố trí cán bộ Cảnh sát giao thông và địa điểm giải quyết, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an;
+ Địa điểm giải quyết vụ việc vi phạm:
++ Bố trí ở vị trí thuận lợi, có diện tích phù hợp, trang nghiêm, có chỗ ngồi cho người đến liên hệ giải quyết; niêm yết sơ đồ chỉ dẫn nơi làm việc, lịch tiếp dân;
++ Biển chức danh của cán bộ làm nhiệm vụ; số điện thoại;
++ Nội quy tiếp dân;
++ Hòm thư góp ý và nội dung một số văn bản có liên quan đến công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về giao thông đường bộ;
- Khi người vi phạm đến giải quyết vi phạm, thực hiện như sau:
+ Tiếp nhận biên bản vi phạm hành chính từ người vi phạm và đối chiếu với hồ sơ vi phạm (trường hợp làm mất biên bản vi phạm hành chính, phải đối chiếu kỹ thông tin về nhân thân của người vi phạm với hồ sơ vi phạm);
Không giải quyết vụ việc đối với người trung gian (trừ trường hợp được ủy quyền theo quy định của pháp luật) hoặc ngoài vị trí quy định giải quyết vi phạm hành chính của đơn vị;
+ Thông báo hình thức, mức xử phạt, biện pháp ngăn chặn, biện pháp khác, kết quả ghi thu được hành vi vi phạm bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định
+ Giao quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho người bị xử phạt hoặc người đại diện hợp pháp, người được ủy quyền;
+ Tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu biên lai thu tiền phạt (hoặc chứng từ thu, nộp tiền phạt khác theo quy định của pháp luật) với hồ sơ vi phạm hành chính và lưu hồ sơ.
+ Trả lại tang vật, phương tiện, giấy tờ bị tạm giữ theo thủ tục hành chính (trừ trường hợp bị tước quyền sử dụng hoặc bị tịch thu) cho người vi phạm hoặc chủ sở hữu có tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc đại diện tổ chức vi phạm hành chính đã được ghi trong quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
+ Nếu cá nhân, tổ chức nêu trên ủy quyền cho người khác đến nhận lại tang vật, phương tiện, giấy tờ thì phải có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật. Khi trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải có quyết định và lập biên bản theo quy định; trường hợp trả lại giấy tờ bị tạm giữ phải lập biên bản theo quy định;
+ Trường hợp giải quyết vụ việc theo thông báo vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ: Kiểm tra, đối chiếu các thông tin trên giấy thông báo, giấy tờ tùy thân; cho người vi phạm xem kết quả ghi thu được hành vi vi phạm bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; lập biên bản vi phạm hành chính và thực hiện xử lý vi phạm theo quy định;
+ Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm thực hiện xử phạt vi phạm hành chính qua tài khoản, dịch vụ bưu chính công ích, thì thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành và của Bộ Công an.
Thực hiện việc nộp tiền xử phạt vi phạm hành chính qua Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng Dịch vụ công Bộ Công an được quy định như thế nào?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 4 Thông tư 15/2022/TT-BCA quy định xử lý vi phạm hành chính trong hực hiện việc nộp tiền xử phạt vi phạm hành chính qua Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng Dịch vụ công Bộ Công an được quy định như sau:
- Người có thẩm quyền xử phạt gửi thông tin xử phạt lên Cổng dịch vụ công; cổng dịch vụ công tự động thông báo cho người vi phạm tra cứu thông tin Quyết định xử phạt vi phạm hành chính thông qua số điện thoại người vi phạm đã đăng ký với cơ quan Công an tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính;
- Người vi phạm truy cập vào cổng dịch vụ công thông qua số quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được thông báo hoặc số biên bản vi phạm hành chính để tra cứu thông tin Quyết định xử phạt vi phạm hành chính; nộp tiền xử phạt vi phạm hành chính, đăng ký nhận lại giấy tờ bị tạm giữ qua dịch vụ bưu chính công ích;
- Người có thẩm quyền xử phạt tra cứu Biên lai điện tử thu tiền xử phạt vi phạm hành chính được hệ thống cổng dịch vụ công gửi về để in, lưu hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính và làm căn cứ trả lại giấy tờ bị tạm giữ;
- Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trả lại giấy tờ bị tạm giữ, hết thời hạn tước cho người vi phạm qua dịch vụ bưu chính công ích.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;