Kiểm soát viên cao cấp về kiểm soát ngân hàng phải làm các công việc nào? Quyền hạn của kiểm soát viên cao cấp về kiểm soát ngân hàng là gì?
Kiểm soát viên cao cấp về kiểm soát ngân hàng phải làm các công việc nào?
Căn cứ tại bản mô tả công việc kiểm soát viên cao cấp về kiểm soát ngân hàng ngân hàng phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 19/2022/TT-NHNN quy định về công việc mà kiểm soát viên cao cấp phải làm như sau:
- Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án: Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, xây dựng và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, đề án, dự án và các văn bản khác về kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước.
- Hướng dẫn và triển khai thực hiện các văn bản:
+ Chủ trì hoặc tham gia xây dựng văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, đề án, dự án về kiểm toán nội bộ, kiểm soát nội bộ Ngân hàng Nhà nước.
+ Tổ chức, hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện chế độ, chính sách chuyên môn, nghiệp vụ; đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý công tác kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước.
+ Chủ trì tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng nghiệp vụ, phổ biến kinh nghiệm về công tác kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước.
- Kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện các văn bản: Chủ trì tổ chức sơ kết, tổng kết, kiểm tra, phân tích, đánh giá và báo cáo việc thực hiện văn bản liên quan đến công tác kiểm toán nội bộ, kiểm soát nội bộ Ngân hàng Nhà nước; đề xuất chủ trương, biện pháp, giải pháp khắc phục, xử lý tồn tại, vướng mắc trong thực hiện
- Tham gia thẩm định các văn bản: Tham gia thẩm định, góp ý các văn bản về công tác kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước theo nhiệm vụ được phân công.
- Thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ: Chủ trì hoặc tham gia tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ theo nhiệm vụ được gia
- Phối hợp thực hiện: Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan về công tác kiểm toán nội bộ, kiểm soát nội bộ Ngân hàng Nhà nước
- Thực hiện nhiệm vụ chung, hội họp: Tham dự các cuộc họp liên quan đến lĩnh vực chuyên môn ở trong và ngoài cơ quan theo phân công.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân: Xây dựng, thực hiện kế hoạch theo đúng kế hoạch công tác của đơn vị, cơ quan và nhiệm vụ được giao.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao.
Kiểm soát viên cao cấp về kiểm soát ngân hàng phải làm các công việc nào? Quyền hạn của kiểm soát viên cao cấp về kiểm soát ngân hàng là gì?
Để trở thành kiểm soát viên cao cấp về kiểm soát ngân hàng cần phải có yêu cầu về trình độ như thế nào?
Căn cứ tại bản mô tả công việc kiểm soát viên cao cấp về kiểm soát ngân hàng ngân hàng phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 19/2022/TT-NHNN quy định về yêu cầu trình độ để trở thành thanh tra viên cao cấp về thanh tra, giám sát ngân hàng như sau:
- Trình độ đào tạo
+ Tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với lĩnh vực công tác.
+ Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận tương đương cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền.
- Bồi dưỡng, chứng chỉ
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp (hoặc tương đương) hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính.
- Kinh nghiệm (thành tích công tác)
+ Có thời gian giữ ngạch Kiểm soát viên chính ngân hàng và tương đương từ đủ 06 năm trở lên. Trường hợp có thời gian tương đương với ngạch Kiểm soát viên chính ngân hàng thì thời gian giữ ngạch Kiểm soát viên chính ngân hàng tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch.
+ Trong thời gian giữ ngạch Kiểm soát viên chính ngân hàng hoặc tương đương đã chủ trì xây dựng, tham gia thẩm định ít nhất 02 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, cấp ban, cấp ngành hoặc cấp tỉnh mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu. Cụ thể:
++ Có quyết định của người có thẩm quyền cử tham gia Ban soạn thảo, Tổ biên tập, Tổ soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật hoặc có văn bản giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng của người có thẩm quyền đối với trường hợp không bắt buộc phải thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập, Tổ soạn thảo theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
++ Có quyết định của người có thẩm quyền cử tham gia Ban chỉ đạo, Ban chủ nhiệm, Ban soạn thảo đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, cấp ban, cấp ngành, cấp tỉnh.
- Phẩm chất cá nhân
+ Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan.
+ Tinh thần trách nhiệm cao với công việc, với tập thể, phối hợp công tác tốt.
+Trung thực, kiên định nhưng biết lắng nghe.
+ Điềm tĩnh, cẩn thận.
+ Khả năng sáng tạo, tư duy độc lập.
+ Khả năng đoàn kết nội bộ.
+ Chịu khó.
+ Tập trung, trí nhớ tốt.
+ Làm việc nguyên tắc, thận trọng.
- Các yêu cầu khác
+ Có khả năng tham mưu, xây dựng, thực hiện, kiểm tra và thẩm định các chủ trương, chính sách, nghị quyết, kế hoạch, giải pháp đối với các vấn đề thực tiễn liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.
+ Có khả năng cụ thể hoá và tổ chức thực hiện hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước ở lĩnh vực công tác được phân công.
+ Có khả năng đề xuất những chủ trương, giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.
+ Nắm vững các nghiệp vụ, hoạt động của Ngân hàng Nhà nước và kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ về công tác kiểm soát, kiểm toán của Ngân hàng Nhà nước.
+ Có khả năng phân tích kinh tế xã hội có liên quan đến hoạt động ngân hàng; phân tích, tổng hợp đánh giá được các hoạt động nghiệp vụ, lĩnh vực quản lý của Ngân hàng Nhà nước.
+ Hiểu và vận dụng được các kiến thức về phương pháp nghiên cứu, tổ chức, triển khai nghiên cứu, xây dựng các tài liệu, đề tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn đảm nhiệm.
+ Biết vận dụng các kiến thức cơ bản và nâng cao về kiểm toán nội bộ, kiểm soát nội bộ Ngân hàng Nhà nước, kỹ năng thuyết trình, giảng dạy vào công tác hướng dẫn nghiệp vụ.
+ Có kinh nghiệm trên các lĩnh vực nghiệp vụ tiền tệ, tín dụng, ngân hàng.
Quyền hạn của kiểm soát viên cao cấp về kiểm soát ngân hàng là gì?
Căn cứ tại bản mô tả công việc kiểm soát viên cao cấp về kiểm soát ngân hàng phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 19/2022/TT-NHNN quy định về quyền hạn của kiểm soát viên cao cấp về kiểm soát ngân hàng ngân hàng như sau:
- Chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao.
- Được tham gia ý kiến hoặc kiến nghị trong thực hiện nhiệm vụ.
- Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao.
- Được tham gia các cuộc họp trong và ngoài cơ quan theo sự phân công của cấp trên.
Thông tư 19/2022/TT-NHNN sẽ có hiệu lực vào ngày 01/03/2023.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;