Chi phí trực tiếp để xây dựng giá dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu gồm những gì? Phương pháp xác định chi phí trực tiếp ra sao?

Chi phí trực tiếp để xây dựng giá dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu gồm những gì? Phương pháp xác định chi phí trực tiếp ra sao? Câu hỏi của anh Thái ở Hà Giang.

Chi phí để xây dựng giá dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu gồm những gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 13/2023/TT-BYT quy định chi phí để xây dựng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu gồm:

- Chi phí trực tiếp

- Chi phí tiền lương

- Chi phí quản lý

- Chi phí khấu hao tài sản bao gồm tài sản chỉ sử dụng cho các hoạt động dịch vụ theo yêu cầu và tài sản sử dụng chung cho cả hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị và hoạt động dịch vụ theo yêu cầu: theo quy định của chế độ khấu hao hiện hành.

- Dự phòng rủi ro.

- Tích lũy để tái đầu tư, phát triển kỹ thuật, lợi nhuận dự kiến (nếu có).

Chi phí trực tiếp để xây dựng giá dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu gồm những gì? Phương pháp xác định chi phí trực tiếp ra sao?

Chi phí trực tiếp để xây dựng giá dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu gồm những gì? Phương pháp xác định chi phí trực tiếp ra sao?

Chi phí trực tiếp để xây dựng giá dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu bao gồm những gì? Phương pháp xác định chi phí trực tiếp ra sao?

Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Thông tư 13/2023/TT-BYT quy định chi phí trực tiếp để xây dựng giá dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu bao gồm:

- Thuốc, hóa chất, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế trực tiếp (bao gồm cả chi phí bảo quản, hao hụt theo quy định);

- Tiền điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường, kiểm soát nhiễm khuẩn;

- Duy tu, bảo dưỡng, kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị, mua thay thế công cụ, dụng cụ, thiết bị trực tiếp sử dụng để thực hiện dịch vụ;

- Các chi phí trực tiếp khác theo quy định.

Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Thông tư 13/2023/TT-BYT quy định phương pháp xác định chi phí trực tiếp như sau:

- Chi phí của từng khoản mục nêu tại điểm a khoản này được xác định trên cơ sở định mức hao phí do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xây dựng, ban hành và tham khảo định mức của cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc công bố (nếu có).

- Đơn giá các loại thuốc, vật tư, hóa chất và các chi phí trực tiếp (bao gồm cả thuế giá trị gia tăng) là giá cung ứng đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được xác định theo giá công bố (nếu có) hoặc giá ghi trên hóa đơn theo quy định của pháp luật tại thời điểm lập phương án giá + (cộng) với chi phí lưu thông hợp lý đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc giá trúng thầu theo quy định.

Chi phí tiền lương để xây dựng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu bao gồm những gì? Phương pháp xác định chi phí tiền lương ra sao?

Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Thông tư 13/2023/TT-BYT quy định chi phí tiền lương để xây dựng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu bao gồm:

- Tiền lương; các loại phụ cấp; các khoản đóng góp theo chế độ quy định (bao gồm cả khoản đóng góp do đơn vị chi trả) của viên chức và người lao động;

- Tiền công và các khoản chi liên quan đến nhân lực thực hiện dịch vụ theo quy định;

- Chi phí nhân công thuê ngoài, chi phí mời chuyên gia trong và ngoài nước theo hợp đồng thỏa thuận với chuyên gia.

Đồng thời căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Thông tư 13/2023/TT-BYT quy định phương pháp xác định chi phí tiền lương để xây dựng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu bao gồm:

- Đối với các dịch vụ đã có quy định về số lượng người, thời gian để thực hiện dịch vụ: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh căn cứ vào quy định và tình hình thực tế của đơn vị để quyết định định mức hao phí lao động theo ngày công;

- Đối với các dịch vụ chưa có quy định về số lượng người và thời gian thực hiện: đơn vị căn cứ vào thực tế để xây dựng và ban hành định mức hao phí lao động theo ngày công;

- Đơn giá ngày công được tính bằng chi phí tiền lương, tiền công, phụ cấp, các khoản đóng góp theo chế độ (bao gồm cả khoản đóng góp do đơn vị chi trả) theo bảng lương, hợp đồng lao động của đơn vị.

Chi phí quản lý để xây dựng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu bao gồm những gì? Phương pháp xác định chi phí quản lý ra sao?

Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 5 Thông tư 13/2023/TT-BYT quy định chi phí quản lý để xây dựng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu bao gồm:

- Chi phí về điện, nước, nhiên liệu; cước dịch vụ viễn thông, bưu chính; thuê công nghệ thông tin hoặc thuê dịch vụ, phần mềm quản lý; bảo đảm an ninh, an toàn người bệnh; vệ sinh, môi trường, xử lý chất thải; các chi phí thuê, mua ngoài khác;

- Chi phí duy tu, bảo dưỡng, kiểm định, hiệu chuẩn tài sản, mua sắm trang thiết bị, công cụ dụng cụ, vật tư, phương tiện, văn phòng phẩm phục vụ cho bộ phận quản lý, gián tiếp và hoạt động chung của đơn vị;

- Chị thuê phiên dịch, biên dịch; chi mua, in ấn, phô tô tài liệu, ấn phẩm dùng cho chuyên môn;

- Chi phí đồng phục, trang phục, bảo hộ lao động, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động, bảo vệ sức khỏe người lao động, dự phòng lây nhiễm HIV, tiêm chủng cho công chức, viên chức, người lao động;

- Chi phí cho công tác truyền thông, quảng bá hình ảnh, thương hiệu theo quy định;

- Các khoản phí, lệ phí; thuế sử dụng đất/chi phí thuê đất dùng cho hoạt động kinh doanh, dịch vụ (nếu có); bảo hiểm trách nhiệm trong khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm tài sản; chi phí phòng cháy, chữa cháy; chi phí quản lý chất lượng; chi phí liên quan đến bảo quản, hao hụt, hủy thuốc, vật tư; chi phí về thanh lý, xử lý tài sản theo quy định;

- Chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học; nhận chuyển giao các kỹ thuật, đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn;

- Lãi tiền vay (nếu có);

- Các khoản chi phí khác.

Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 5 Thông tư 13/2023/TT-BYT quy định phương pháp xây dựng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu như sau:

- Các chi phí về vật tư, hóa chất và các chi phí khác của bộ phận quản lý, điều hành được xác định như chi phí trực tiếp quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 13/2023/TT-BYT

- Các đơn vị xây dựng phương án phân bổ chi phí quản lý, điều hành cho từng dịch vụ cho phù hợp với thực tế của đơn vị.

Thông tư 13/2023/TT-BYT sẽ có hiệu lực từ ngày 15/8/2023

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}