Tiêu chí nguyên liệu đóng gói và bao bì đóng gói của quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản là gì?
- Tiêu chí nguyên liệu đóng gói và bao bì đóng gói của quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản là gì?
- Tiêu chí phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ và tài liệu hướng dẫn hoặc tài liệu mang tính thông tin khác của quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản như thế nào?
- Tiêu chí các nguyên liệu trung gian của quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản được quy định thế nào?
Tiêu chí nguyên liệu đóng gói và bao bì đóng gói của quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản là gì?
Tại Điều 13 Thông tư 37/2022/TT-BCT tiêu chí nguyên liệu đóng gói và bao bì đóng gói của quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản như sau:
- Nguyên liệu đóng gói và bao bì đóng gói hàng hóa nhằm mục đích chuyên chở và vận chuyển hàng hóa không xét đến khi xác định xuất xứ hàng hóa.
- Nguyên liệu đóng gói và bao bì đóng gói hàng hóa nhằm mục đích bán lẻ, khi được phân loại cùng với hàng hóa đó, không xét đến khi xác định xuất xứ hàng hóa theo tiêu chí CTC.
- Trường hợp xác định xuất xứ hàng hóa theo tiêu chí RVC, trị giá của nguyên liệu đóng gói và bao bì đóng gói hàng hóa nhằm mục đích bán lẻ được coi là nguyên liệu có xuất xứ hoặc nguyên liệu không có xuất xứ, tùy theo từng trường hợp, khi tính RVC của hàng hóa.
Tiêu chí nguyên liệu đóng gói và bao bì đóng gói của quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản là gì? (Hình từ Internet)
Tiêu chí phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ và tài liệu hướng dẫn hoặc tài liệu mang tính thông tin khác của quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản như thế nào?
Tại Điều 14 Thông tư 37/2022/TT-BCT tiêu chí phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ và tài liệu hướng dẫn hoặc tài liệu mang tính thông tin khác của quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản như sau:
Trường hợp xác định xuất xứ hàng hóa theo tiêu chí CTC hoặc tiêu chí công đoạn, gia công chế biến cụ thể, xuất xứ của các phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ và tài liệu hướng dẫn hoặc tài liệu mang tính thông tin khác đi kèm theo hàng hóa đó không được xét đến khi xác định xuất xứ hàng hóa, với điều kiện:
+ Các phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ và tài liệu hướng dẫn hoặc tài liệu mang tính thông tin khác không được lập hóa đơn riêng với hàng hóa.
+ Các phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ và tài liệu hướng dẫn hoặc tài liệu mang tính thông tin khác có số lượng và trị giá phù hợp với hàng hóa.
- Trường hợp xác định xuất xứ hàng hóa theo tiêu chí RVC, trị giá của các phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ và tài liệu hướng dẫn hoặc tài liệu mang tính thông tin khác đi kèm theo hàng hóa đó được xem là trị giá nguyên liệu có xuất xứ hoặc trị giá nguyên liệu không có xuất xứ, tùy theo từng trường hợp, khi tính RVC của hàng hóa có xuất xứ.
Tiêu chí các nguyên liệu trung gian của quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản được quy định thế nào?
Theo Điều 15 Thông tư 37/2022/TT-BCT tiêu chí các nguyên liệu trung gian của quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản như sau:
- Các nguyên liệu trung gian được xem là nguyên liệu có xuất xứ không xét đến nơi chúng được sản xuất ra.
- “Các nguyên liệu trung gian” là những hàng hóa được sử dụng trong quá trình sản xuất, kiểm tra hoặc thử nghiệm hàng hóa nhưng không cấu thành vật lý vào hàng hóa đó hoặc là những hàng hóa được sử dụng để bảo dưỡng nhà xưởng hoặc vận hành thiết bị có liên quan đến việc sản xuất hàng hóa, bao gồm:
+ Nhiên liệu và năng lượng.
+ Dụng cụ, khuôn rập và khuôn đúc.
+ Phụ tùng và nguyên liệu dùng để bảo dưỡng thiết bị và nhà xưởng.
+ Dầu nhờn, chất bôi trơn, hợp chất và các nguyên liệu khác dùng trong sản xuất hoặc dùng để vận hành thiết bị và nhà xưởng.
+ Găng tay, kính, giày dép, quần áo, vật tư trang bị bảo hộ lao động.
Trang thiết bị, dụng cụ và máy móc dùng để kiểm tra hoặc thử nghiệm hàng hóa.
+ Chất xúc tác và dung môi.
+ Bất kỳ nguyên liệu nào khác không cấu thành vào hàng hóa nhưng việc sử dụng chúng phải được chứng minh là cần thiết trong quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.
Vận chuyển trực tiếp của quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản như thế nào?
Tại Điều 12 Thông tư 37/2022/TT-BCT có quy định về tiêu chí vận chuyển trực tiếp trong quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản như sau:
- Hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế quan khi đáp ứng các quy định của Thông tư này và được vận chuyển trực tiếp từ nước thành viên xuất khẩu tới nước thành viên nhập khẩu.
- Các trường hợp sau được coi là vận chuyển trực tiếp từ nước thành viên xuất khẩu tới nước thành viên nhập khẩu:
+ Hàng hóa được vận chuyển trực tiếp từ nước thành viên xuất khẩu tới nước thành viên nhập khẩu; hoặc
+ Hàng hóa được vận chuyển từ nước thành viên xuất khẩu đến nước thành viên nhập khẩu qua một hoặc nhiều nước thành viên khác, hoặc qua một nước không phải là thành viên, với điều kiện hàng hóa đó chỉ quá cảnh hoặc lưu kho tạm thời, dỡ hàng, bốc lại hàng và các công đoạn khác nhằm bảo quản hàng hóa trong điều kiện tốt.
Thông tư 37/2022/TT-BCT có hiệu lực từ 01/03/2023
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;