Kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động Bộ Quốc phòng phải có những nội dung nào? Việc tự kiểm tra an toàn vệ sinh lao động Bộ Quốc phòng được quy định thế nào?

Tôi muốn kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động Bộ Quốc phòng phải có những nội dung nào? - câu hỏi của chị Hương (Bến Tre)

Kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động Bộ Quốc phòng phải có những nội dung nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Thông tư 142/2017/TT-BQP quy định nội dung cần phải có trong kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động Bộ Quốc phòng bao gồm:

- Biện pháp kỹ thuật an toàn lao động và phòng, chống cháy, nổ;

- Biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao động, phòng, chống yếu tố có hại và cải thiện điều kiện lao động;

- Trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động;

- Chăm sóc sức khỏe người lao động;

- Thông tin, tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.

Kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động Bộ Quốc phòng phải có những nội dung nào? Việc tự kiểm tra an toàn vệ sinh lao động Bộ Quốc phòng được quy định thế nào?

Kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động Bộ Quốc phòng phải có những nội dung nào? Việc tự kiểm tra an toàn vệ sinh lao động Bộ Quốc phòng được quy định thế nào? (Hình từ Internet)

Việc tự kiểm tra an toàn vệ sinh lao động Bộ Quốc phòng được quy định thế nào?

Căn cứ Điều 17 Thông tư 142/2017/TT-BQP, việc tự kiểm tra an toàn vệ sinh lao động Bộ Quốc phòng được quy định như sau:

- Người sử dụng lao động phải lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc tự kiểm tra định kỳ, đột xuất về an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở.

- Nội dung, hình thức và thời hạn tự kiểm tra cụ thể phải bảo đảm hiệu quả, phù hợp với tính chất lao động, nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, điều kiện lao động của cơ sở.

- Chỉ huy đơn vị phải quy định và tổ chức thực hiện công tác tự kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động trong đơn vị; hình thức và thời gian tự kiểm tra cụ thể do người chỉ huy đơn vị chủ động quyết định.

- Tự kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động kịp thời phát hiện các thiếu sót về an toàn, vệ sinh lao động, có biện pháp khắc phục; giáo dục nhắc nhở mọi người nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc chấp hành quy trình, biện pháp làm việc an toàn, vệ sinh lao động; phát huy tinh thần sáng tạo, tự lực và khả năng của người lao động trong việc phát hiện các nguy cơ gây tai nạn lao động, các yếu tố nguy hại, tổ chức khắc phục các thiếu sót, tồn tại.

Tổ chức thực hiện kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Thông tư 142/2017/TT-BQP quy định tổ chức thực hiện kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động như sau:

- Sau khi kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động được chỉ huy đơn vị hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt, bộ phận kế hoạch của đơn vị có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện.

- Các bộ phận được giao nhiệm vụ triển khai kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động phối hợp với bộ phận an toàn, vệ sinh lao động và bộ phận y tế để tổ chức triển khai; đồng thời đôn đốc, kiểm tra thực hiện và thường xuyên báo cáo với chỉ huy đơn vị để kịp thời có các biện pháp đảm bảo kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động được thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn.

- Chỉ huy đơn vị có trách nhiệm định kỳ đánh giá việc thực hiện kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động và thông báo kết quả thực hiện cho người lao động trong đơn vị.

Nội dung của tự kiểm tra an toàn vệ sinh lao động Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 18 Thông tư 142/2017/TT-BQP quy định nội dung tự kiểm tra an toàn vệ sinh lao động Bộ Quốc phòng như sau:

- Việc thực hiện các quy định về an toàn, vệ sinh lao động như: Khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, phụ cấp độc hại, bồi dưỡng bằng hiện vật, khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động;

- Hồ sơ, sổ sách, nội quy, quy trình và biện pháp làm việc an toàn, sổ ghi biên bản kiểm tra, sổ ghi kiến nghị;

- Việc thực hiện tiêu chuẩn, quy phạm, quy trình biện pháp an toàn đã ban hành;

- Tình trạng an toàn, vệ sinh các máy móc, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng và nơi làm việc như: Che chắn tại các vị trí nguy hiểm, độ tin cậy của các cơ cấu an toàn, chống nóng, chống bụi, chiếu sáng, thông gió, cấp, thoát nước và các vấn đề khác có liên quan;

- Việc sử dụng, bảo quản trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, phương tiện kỹ thuật phòng cháy chữa cháy, phương tiện cấp cứu y tế;

- Việc thực hiện các nội dung của kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động;

- Việc thực hiện kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra;

- Việc quản lý thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và việc kiểm soát các yếu tố nguy hiểm có hại;

- Kiến thức an toàn, vệ sinh lao động, khả năng xử lý sự cố và sơ cứu, cấp cứu của người lao động;

- Việc tổ chức ăn bồi dưỡng, chăm sóc sức khỏe của người lao động;

- Hoạt động tự kiểm tra của cấp dưới, việc giải quyết các đề xuất, kiến nghị về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động;

- Trách nhiệm quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động và phong trào quần chúng về an toàn, vệ sinh lao động.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}