Trường hợp nào thì doanh nghiệp bảo hiểm không cần bồi thường đối với các công trình đang trong thời gian xây dựng?
- Số tiền bảo hiểm tối thiểu của bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng xác định như thế nào?
- Trường hợp nào thì doanh nghiệp bảo hiểm không cần bồi thường đối với các công trình đang trong thời gian xây dựng?
- Hồ sơ bồi thường bảo hiểm đối với công trình đang trong quá trình xây dựng gồm những gì?
Số tiền bảo hiểm tối thiểu của bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng xác định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 33 Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định về số tiền bảo hiểm tối thiểu như sau:
Số tiền bảo hiểm tối thiểu
Số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng là giá trị đầy đủ của công trình khi hoàn thành, bao gồm toàn bộ vật liệu, chi phí nhân công, thiết bị lắp đặt vào công trình, cước phí vận chuyển, các loại thuế, phí khác và các hạng mục khác do chủ đầu tư cung cấp. Số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với công trình trong thời gian xây dựng không được thấp hơn tổng giá trị hợp đồng xây dựng, kể cả giá trị điều chỉnh, bổ sung (nếu có).
Theo đó, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng là giá trị đầy đủ của công trình khi hoàn thành, bao gồm:
+ Vật liệu
+ Chi phí nhân công, thiết bị lắp đặt vào công trình;
+ Cước phí vận chuyển;
+ Các loại thuế, phí khác và các hạng mục khác do chủ đầu tư cung cấp.
Lưu ý: số tiền bảo hiểm tối thiểu không được thấp hơn tổng giá trị hợp đồng xây dựng, kể cả giá trị điều chỉnh, bổ sung (nếu có).
Trường hợp nào thì doanh nghiệp bảo hiểm không cần bồi thường đối với các công trình đang trong thời gian xây dựng?
Trường hợp nào thì doanh nghiệp bảo hiểm không cần bồi thường đối với các công trình đang trong thời gian xây dựng?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 34 Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định loại trừ trách nhiệm bảo hiểm như sau:
- Tổn thất phát sinh do chiến tranh, bạo loạn, đình công, hành động của các thế lực thù địch, nổi loạn, hành động ác ý nhân danh hoặc có liên quan tới các tổ chức chính trị, tịch biên, sung công, trưng dụng, trưng thu hay phá hủy hoặc bị gây thiệt hại theo lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Tổn thất phát sinh do hành động khủng bố.
- Tổn thất phát sinh do phản ứng hạt nhân, phóng xạ hạt nhân, nhiễm phóng xạ.
- Tổn thất hoặc thiệt hại của bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm có tên trong danh sách cấm vận.
- Tổn thất hoặc thiệt hại có liên quan đến dịch bệnh theo công bố của cơ quan có thẩm quyền.
- Tổn thất phát sinh từ hành vi cố ý vi phạm pháp luật của bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm.
- Tổn thất phát sinh trong trường hợp bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
- Tổn thất phát sinh do ngừng công việc thi công xây dựng hoặc tổn thất do hậu quả của ngừng công việc thi công xây dựng (dù là ngừng một phần hoặc toàn bộ công việc thi công).
- Tổn thất đối với dữ liệu, phần mềm và các chương trình máy tính.
- Tổn thất phát sinh do lỗi thiết kế của nhà thầu tư vấn đầu tư xây dựng đối với công trình xây dựng từ cấp II trở lên.
- Tổn thất do hiện tượng ăn mòn, mài mòn, ôxy hóa.
- Tổn thất do hiện tượng mục rữa và diễn ra trong điều kiện áp suất, nhiệt độ bình thường (quy định này chỉ áp dụng đối với các công trình xây dựng đối với công trình xây dựng có giá trị dưới 1.000 tỷ đồng, không bao gồm phần công việc lắp đặt hoặc có bao gồm phần công việc lắp đặt nhưng chi phí thực hiện phần công việc lắp đặt thấp hơn 50% tổng giá trị hạng mục công trình xây dựng được bảo hiểm).
- Tổn thất do hiện tượng kết tạo vẩy cứng như han gỉ, đóng cặn hoặc các hiện tượng tương tự khác (quy định này chỉ áp dụng đối với các công trình xây dựng đối với công trình xây dựng có giá trị dưới 1.000 tỷ đồng, có bao gồm công việc lắp đặt và chi phí thực hiện phần công việc lắp đặt chiếm từ 50% trở lên tổng giá trị hạng mục công trình xây dựng được bảo hiểm).
- Chi phí sửa chữa, thay thế, chỉnh sửa khuyết tật của nguyên vật liệu hoặc lỗi tay nghề. Loại trừ này chỉ áp dụng đối với tổn thất của các hạng mục bị ảnh hưởng trực tiếp, không áp dụng đối với tổn thất của các hạng mục khác là hậu quả gián tiếp do khuyết tật của nguyên vật liệu hoặc lỗi tay nghề mà thi công đúng.
- Tổn thất hay thiệt hại chỉ phát hiện được vào thời điểm kiểm kê.
Hồ sơ bồi thường bảo hiểm đối với công trình đang trong quá trình xây dựng gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 40 Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định về hồ sơ bồi thường như sau:
Hồ sơ bồi thường bảo hiểm
Hồ sơ bồi thường bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng bao gồm các tài liệu sau:
1. Văn bản yêu cầu bồi thường của bên mua bảo hiểm.
2. Tài liệu liên quan đến đối tượng bảo hiểm, bao gồm: Hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm.
3. Tài liệu chứng minh thiệt hại về tài sản, bao gồm:
a) Hồ sơ sự cố công trình xây dựng trong trường hợp xảy ra sự cố công trình xây dựng (bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao có xác nhận của bên lập hồ sơ) theo quy định tại Điều 47 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng hoặc bằng chứng chứng minh tổn thất của công trình xây dựng.
b) Hóa đơn, chứng từ hợp lệ hoặc bằng chứng chứng minh về việc sửa chữa, thay mới tài sản bị thiệt hại.
4. Các giấy tờ chứng minh chi phí cần thiết và hợp lý mà bên mua bảo hiểm đã chi ra để hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất hoặc để thực hiện theo chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.
5. Biên bản giám định nguyên nhân và mức độ thiệt hại do doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền lập.
6. Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Bên mua bảo hiểm có trách nhiệm thu thập và gửi doanh nghiệp bảo hiểm các tài liệu quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 6 Điều này. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thu thập tài liệu quy định tại khoản 5 Điều này.
Theo đó, thành phần hồ sơ bồi thường bảo hiểm của công trình trong quá trình xây dựng gồm:
- Văn bản yêu cầu bồi thường của bên mua bảo hiểm.
- Hợp đồng bảo hiểm
- Giấy chứng nhận bảo hiểm.
- Hồ sơ sự cố công trình xây dựng trong trường hợp xảy ra sự cố công trình xây dựng
- Hóa đơn, chứng từ hợp lệ hoặc bằng chứng chứng minh về việc sửa chữa, thay mới tài sản bị thiệt hại.
- Các giấy tờ chứng minh chi phí cần thiết và hợp lý mà bên mua bảo hiểm đã chi ra để hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất hoặc để thực hiện theo chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.
- Biên bản giám định nguyên nhân và mức độ thiệt hại
- Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;