Các trường hợp nào bị từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ? Hồ sơ đăng ký chuyển giao công nghệ gồm những giấy tờ nào?
Trường hợp nào từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ?
Theo quy định khoản 6 Điều 31 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định về đăng ký chuyển giao công nghệ như sau:
Đăng ký chuyển giao công nghệ
1. Hợp đồng chuyển giao công nghệ và phần chuyển giao công nghệ quy định tại khoản 2 Điều 5 của Luật này thuộc một trong những trường hợp sau đây phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, trừ công nghệ hạn chế chuyển giao đã được cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ:
a) Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam;
b) Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài;
c) Chuyển giao công nghệ trong nước có sử dụng vốn nhà nước hoặc ngân sách nhà nước, trừ trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
...
5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ có thẩm quyền xem xét, cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
6. Cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ trong trường hợp sau đây:
a) Hợp đồng chuyển giao công nghệ hạn chế chuyển giao;
b) Hợp đồng không có đối tượng công nghệ, nội dung chuyển giao công nghệ;
c) Nội dung hợp đồng trái với quy định của Luật này.
7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, các trường hợp cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ gồm có:
- Hợp đồng chuyển giao công nghệ hạn chế chuyển giao;
- Hợp đồng không có đối tượng công nghệ, nội dung chuyển giao công nghệ;
- Nội dung hợp đồng trái với quy định Luật Chuyển giao công nghệ 2017.
Các trường hợp nào bị từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ? Hồ sơ đăng ký chuyển giao công nghệ gồm những giấy tờ nào?
Mức xử phạt đối với hành vi chuyển giao công nghệ vào Việt Nam không có Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ?
Theo quy định tại Điều 25 Nghị định 51/2019/NĐ-CP quy định về vi phạm trong đăng ký chuyển giao công nghệ như sau:
Vi phạm trong đăng ký chuyển giao công nghệ
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam nhưng không có Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ;
b) Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài nhưng không có Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ;
c) Chuyển giao công nghệ trong nước có sử dụng vốn nhà nước hoặc ngân sách nhà nước nhưng không có Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, hành vi chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam nhưng không có Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ có thể bị xử phạt hành chính là phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt tiền quy định trên là mức xử phạt đối với cá nhân. Mức xử phạt đối với tổ chức gấp đôi mức xử phạt đối với cá nhân
Bên cạnh đó thì người vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Hồ sơ đăng ký chuyển giao công nghệ gồm những tài liệu nào?
Theo quy định khoản 3 Điều 31 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định về đăng ký chuyển giao công nghệ như sau:
Đăng ký chuyển giao công nghệ
....
3. Hồ sơ đăng ký chuyển giao công nghệ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị đăng ký chuyển giao công nghệ, trong đó ghi rõ cam kết trách nhiệm của các bên bảo đảm nội dung hợp đồng tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan;
b) Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực văn bản giao kết chuyển giao công nghệ thể hiện nội dung theo quy định tại Điều 23 của Luật này; trường hợp không có văn bản giao kết bằng tiếng Việt thì phải có bản dịch sang tiếng Việt và được công chứng hoặc chứng thực.
Như vậy, Hồ sơ đăng ký chuyển giao công nghệ bao gồm:
- Văn bản đề nghị đăng ký chuyển giao công nghệ
- Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực văn bản giao kết chuyển giao công nghệ thể hiện nội dung theo quy định
Lưu ý: Trường hợp không có văn bản giao kết bằng tiếng Việt thì phải có bản dịch sang tiếng Việt và được công chứng hoặc chứng thực.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;