Tòa án nhân dân được tổ chức phiên tòa trực tuyến để xét xử các vụ án nào theo quy định hiện nay?

Tòa án nhân dân được tổ chức phiên tòa trực tuyến để xét xử các vụ án nào theo quy định hiện nay? Câu hỏi của bạn An ở Huế.

Tòa án nhân dân được tổ chức phiên tòa trực tuyến để xét xử các vụ án nào theo quy định hiện nay?

Theo khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 33/2021/QH15 quy định về tổ chức phiên tòa trực tuyến như sau:

Phiên tòa trực tuyến
1. Tòa án nhân dân được tổ chức phiên tòa trực tuyến để xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm vụ án hình sự, dân sự, hành chính có tình tiết, tính chất đơn giản; tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án rõ ràng, trừ các trường hợp sau đây:
a) Vụ án hình sự, dân sự, hành chính liên quan đến bí mật nhà nước;
b) Vụ án hình sự về một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia quy định tại Chương XIII của Bộ luật Hình sự;
c) Vụ án hình sự về một trong các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh quy định tại Chương XXVI của Bộ luật Hình sự.
...

Như vậy, Tòa án nhân dân được tổ chức phiên tòa trực tuyến để xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm vụ án hình sự, dân sự, hành chính:

- Có tình tiết, tính chất đơn giản;

- Tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án rõ ràng.

Tòa án nhân dân được tổ chức phiên tòa trực tuyến để xét xử các vụ án nào theo quy định hiện nay?

Tòa án nhân dân được tổ chức phiên tòa trực tuyến để xét xử các vụ án nào theo quy định hiện nay?

Những vụ án nào thì Tòa án nhân dân không được tổ chức phiên tòa trực tuyến?

Theo khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 33/2021/QH15 quy định về tổ chức phiên tòa trực tuyến thì Tòa án nhân dân không được tổ chức phiên tòa trực tuyến trong các trường hợp sau đây:

- Vụ án hình sự, dân sự, hành chính liên quan đến bí mật nhà nước;

- Vụ án hình sự về một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia, cụ thể:

+ Tội phản bội Tổ quốc;

+ Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân;

+ Tội gián điệp;

+ Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ;

+ Tội bạo loạn;

+ Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân;

+ Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội;

+ Tội phá hoại chính sách đoàn kết;

+ Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Tội phá rối an ninh;

+ Tội chống phá cơ sở giam giữ;

+ Tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân;

+ Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân;

- Vụ án hình sự về một trong các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh, cụ thể:

+ Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược;

+ Tội chống loài người;

+ Tội phạm chiến tranh;

+ Tội tuyển mộ, huấn luyện hoặc sử dụng lính đánh thuê;

+ Tội làm lính đánh thuê.

Phiên tòa trực tuyến được tổ chức như thế nào?

Theo khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 33/2021/QH15 quy định về tổ chức phiên tòa trực tuyến như sau:

Phiên tòa trực tuyến
...
2. Phiên tòa trực tuyến là phiên tòa được tổ chức tại phòng xử án, có sử dụng các thiết bị điện tử kết nối với nhau thông qua môi trường mạng, cho phép bị cáo, bị hại, đương sự, người tham gia tố tụng khác tham gia phiên tòa tại địa điểm ngoài phòng xử án do Tòa án quyết định nhưng vẫn bảo đảm trực tiếp theo dõi đầy đủ hình ảnh, âm thanh và tham gia các trình tự, thủ tục tố tụng của phiên tòa bằng lời nói, hành vi tố tụng liên tục, công khai, vào cùng một thời điểm.
3. Việc tổ chức phiên tòa trực tuyến phải tuân thủ các quy định của pháp luật; bảo đảm an ninh, an toàn thông tin mạng và các điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật; bảo đảm sự tôn nghiêm của phiên tòa.

Theo đó, phiên tòa trực tuyến là phiên tòa được tổ chức tại phòng xử án, có sử dụng các thiết bị điện tử kết nối với nhau thông qua môi trường mạng, cho phép bị cáo, bị hại, đương sự, người tham gia tố tụng khác tham gia phiên tòa tại địa điểm ngoài phòng xử án do Tòa án quyết định nhưng vẫn bảo đảm trực tiếp theo dõi đầy đủ hình ảnh, âm thanh và tham gia các trình tự, thủ tục tố tụng của phiên tòa bằng lời nói, hành vi tố tụng liên tục, công khai, vào cùng một thời điểm.

Yêu cầu khi tham gia phiên tòa trực tuyến là gì?

Căn cứ tại Điều 11 Thông tư liên tịch 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP có quy định về yêu cầu khi tham gia phiên tòa trực tuyến như sau:

Yêu cầu khi tham gia phiên tòa trực tuyến
1. Tuân thủ quy định nội quy phòng xử án.
2. Luôn để thiết bị điện tử ở trạng thái mở camera và bật âm thanh micro; khi được yêu cầu thì mới phát biểu.
3. Không được tạo các tạp âm khác trong khi thiết bị điện tử đang để chế độ mở tiếng, gây ảnh hưởng đến phiên tòa.
4. Người tham gia phiên tòa phải mặc trang phục nghiêm chỉnh; không đứng dậy hay rời đi trong thời gian xét xử khi chưa được chủ tọa phiên tòa cho phép; không chụp ảnh, ghi âm, ghi hình, ghi hình có âm thanh, phát tán tài liệu hoặc phát tán thông tin tài khoản đăng nhập vào hệ thống xét xử trực tuyến, phát trực tiếp phiên tòa trên không gian mạng.
5. Đương sự, bị hại, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, bị hại tham gia phiên tòa trực tuyến phải xuất trình một trong các giấy tờ tùy thân (như chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu, thẻ luật sư, thẻ trợ giúp viên pháp lý) để đối chiếu.
Trường hợp đương sự ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng thì người được ủy quyền còn phải xuất trình văn bản ủy quyền.

Theo đó, yêu cầu khi tham gia phiên tòa trực tuyến là:

- Tuân thủ quy định nội quy phòng xử án.

- Luôn để thiết bị điện tử ở trạng thái mở camera và bật âm thanh micro; khi được yêu cầu thì mới phát biểu.

- Không được tạo các tạp âm khác trong khi thiết bị điện tử đang để chế độ mở tiếng, gây ảnh hưởng đến phiên tòa.

- Người tham gia phiên tòa phải mặc trang phục nghiêm chỉnh; không đứng dậy hay rời đi trong thời gian xét xử khi chưa được chủ tọa phiên tòa cho phép

- Người tham gia phiên tòa không chụp ảnh, ghi âm, ghi hình, ghi hình có âm thanh, phát tán tài liệu hoặc phát tán thông tin tài khoản đăng nhập vào hệ thống xét xử trực tuyến, phát trực tiếp phiên tòa trên không gian mạng.

- Đương sự, bị hại, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, bị hại tham gia phiên tòa trực tuyến phải xuất trình một trong các giấy tờ tùy thân (như chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu, thẻ luật sư, thẻ trợ giúp viên pháp lý) để đối chiếu.

- Trường hợp đương sự ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng thì người được ủy quyền còn phải xuất trình văn bản ủy quyền.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}