Công việc trình Chính phủ, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ bao gồm những công việc nào?

Tôi muốn hỏi công việc trình Chính phủ, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ bao gồm những công việc nào?

Công việc trình Chính phủ, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ bao gồm những công việc nào?

Căn cứ vào Điều 12 Quy chế ban hành kèm theo Nghị định 39/2022/NĐ-CP quy định các công việc phải trình lên Chính phủ, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ bao gồm:

- Các đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (dự thảo văn bản).

- Các đề án, báo cáo, văn bản thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các văn bản, đề xuất khác.

- Các công việc do Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo trực tiếp hoặc do Văn phòng Chính phủ đề xuất.

Công việc trình Chính phủ, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ bao gồm những công việc nào?

Công việc trình Chính phủ, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ bao gồm những công việc nào?

Hồ sơ trình Chính phủ, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ bao gồm những gì?

Căn cứ vào Điều 13 Quy chế ban hành kèm theo Nghị định 39/2022/NĐ-CP quy định hồ sơ trình lên Chính phủ, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ bao gồm:

+ Tờ trình, báo cáo;

+ Đề án, dự thảo văn bản (gồm cả dự thảo nghị quyết, kết luận, thông báo kết luận và văn bản chỉ đạo khác của cơ quan có thẩm quyền) kèm theo, ý kiến bằng văn bản của các cơ quan liên quan và các tài liệu cần thiết khác (nếu có).

Trường hợp tờ trình của báo cáo, đề án trình Chính phủ, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có độ dài trên 10 trang A4 thì phải có tờ trình tóm tắt dưới 08 trang A4.

+ Đối với các hồ sơ trình Chính phủ, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ mà theo quy định của pháp luật yêu cầu phải có tài liệu kèm theo thì phải tuân theo quy định của pháp luật đó.

+ Đối với các đề án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để trình Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm lấy ý kiến các cơ quan của Đảng, Quốc hội, tổ chức chính trị - xã hội, các địa phương có liên quan và tiếp thu, giải trình đầy đủ trước khi trình Chính phủ, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Lưu ý:

- Hồ sơ trình Chính phủ, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phải:

+ Đúng thẩm quyền giải quyết của Chính phủ, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

+ Nêu rõ nội dung vấn đề trình, căn cứ về thẩm quyền, cơ sở chính trị, pháp lý, thực tiễn, ý kiến của các bộ, cơ quan, địa phương liên quan và đề xuất, kiến nghị rõ phương án, biện pháp giải quyết;

+ Phải được người có đủ thẩm quyền ký, đóng dấu đúng quy định và bảo đảm đầy đủ, chất lượng, kịp thời theo đúng quy trình, quy định của pháp luật.

- Hồ sơ trình Chính phủ, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ của các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước phải được gửi dưới dạng văn bản điện tử có ký số qua Trục liên thông văn bản quốc gia do Văn phòng Chính phủ quản lý, trừ trường hợp có yêu cầu khác.

Trường hợp chưa kết nối với Trục liên thông văn bản quốc gia hoặc văn bản mật thì gửi văn bản giấy.

- Hồ sơ trình Chính phủ, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phải được gửi đồng thời đến Văn phòng Chính phủ. Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm tiếp nhận, thẩm tra và xử lý khi nhận được hồ sơ điện tử có ký số hoặc hồ sơ giấy, lập danh mục theo dõi quá trình xử lý và được lưu trữ theo quy định.

Trách nhiệm của các bộ, cơ quan, địa phương trong giải quyết công việc của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được quy định như thế nào?

Căn cứ vào Điều 14 Quy chế ban hành kèm theo Nghị định 39/2022/NĐ-CP quy định Trách nhiệm của các bộ, cơ quan, địa phương trong giải quyết công việc của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định như sau:

- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung, tiến độ và ký tắt các dự thảo văn bản trình thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan phối hợp, cơ quan thẩm định có trách nhiệm cử người đủ thẩm quyền tham gia trong quá trình soạn thảo đề án, dự thảo văn bản theo đề nghị của cơ quan chủ trì; thực hiện công việc được giao, bảo đảm chất lượng, đúng thời hạn quy định.

- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy chế và tổ chức thực hiện việc gửi, nhận văn bản và xử lý hồ sơ công việc trên môi trường điện tử tại bộ, cơ quan, địa phương, bảo đảm thông tin, dữ liệu thông suốt, kịp thời, chính xác, an toàn.

- Bộ, cơ quan, địa phương có trách nhiệm phối hợp, cung cấp đầy đủ, kịp thời hồ sơ, thông tin, dữ liệu trong quá trình xử lý hồ sơ trình Chính phủ, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo quy định của Quy chế này và theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ hoặc đề nghị của Văn phòng Chính phủ.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}