Trình tự phiên chất vấn tại phiên họp toàn thể của Quốc hội được tiến hành như thế nào? Thời gian chất vấn tối đa bao lâu?

Trình tự phiên chất vấn tại phiên họp toàn thể của Quốc hội được tiến hành như thế nào? Thời gian chất vấn tối đa bao lâu? Câu hỏi của bạn An ở Huế.

Trình tự phiên chất vấn tại phiên họp toàn thể của Quốc hội được tiến hành như thế nào?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 19 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 quy định nội dung này như sau:

Chất vấn tại phiên họp toàn thể của Quốc hội
...
2. Trình tự phiên chất vấn được tiến hành như sau:
a) Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công điều hành phiên chất vấn nêu nhóm vấn đề đề nghị đại biểu Quốc hội tập trung chất vấn;
b) Đại biểu Quốc hội đăng ký chất vấn qua hệ thống điện tử;
c) Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công điều hành phiên chất vấn mời từng đại biểu Quốc hội chất vấn theo thứ tự đăng ký; mời người bị chất vấn trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về vấn đề thuộc trách nhiệm của mình;
d) Căn cứ nội dung và tình hình thực tế, Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công điều hành phiên chất vấn mời đại biểu Quốc hội đã đăng ký phát biểu tranh luận nội dung trả lời của người bị chất vấn; khi có nhiều đại biểu Quốc hội đăng ký tranh luận về cùng vấn đề đang được chất vấn thì đại biểu Quốc hội đã nêu chất vấn về vấn đề đó được ưu tiên tranh luận trước;
đ) Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công điều hành phiên chất vấn có quyền yêu cầu đại biểu Quốc hội dừng chất vấn hoặc tranh luận nếu đại biểu Quốc hội chất vấn, tranh luận quá thời gian hoặc chất vấn, tranh luận không đúng nội dung; yêu cầu người bị chất vấn dừng trả lời chất vấn khi trả lời không đúng trọng tâm chất vấn của đại biểu Quốc hội hoặc quá thời gian;
e) Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công điều hành phiên chất vấn phát biểu kết thúc phiên chất vấn.

Theo đó, phiên chất vấn tại phiên họp toàn thể của Quốc hội được tiến hành theo trình tự như sau:

- Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công điều hành phiên chất vấn nêu nhóm vấn đề đề nghị đại biểu Quốc hội tập trung chất vấn;

- Đại biểu Quốc hội đăng ký chất vấn qua hệ thống điện tử;

- Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công điều hành phiên chất vấn mời từng đại biểu Quốc hội chất vấn theo thứ tự đăng ký; mời người bị chất vấn trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về vấn đề thuộc trách nhiệm của mình;

- Căn cứ nội dung và tình hình thực tế, Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công điều hành phiên chất vấn mời đại biểu Quốc hội đã đăng ký phát biểu tranh luận nội dung trả lời của người bị chất vấn; khi có nhiều đại biểu Quốc hội đăng ký tranh luận về cùng vấn đề đang được chất vấn thì đại biểu Quốc hội đã nêu chất vấn về vấn đề đó được ưu tiên tranh luận trước;

- Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công điều hành phiên chất vấn có quyền yêu cầu đại biểu Quốc hội dừng chất vấn hoặc tranh luận nếu đại biểu Quốc hội chất vấn, tranh luận quá thời gian hoặc chất vấn, tranh luận không đúng nội dung; yêu cầu người bị chất vấn dừng trả lời chất vấn khi trả lời không đúng trọng tâm chất vấn của đại biểu Quốc hội hoặc quá thời gian;

- Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công điều hành phiên chất vấn phát biểu kết thúc phiên chất vấn.

Trình tự phiên chất vấn tại phiên họp toàn thể của Quốc hội được tiến hành như thế nào? Thời gian chất vấn tối đa bao lâu?

Trình tự phiên chất vấn tại phiên họp toàn thể của Quốc hội được tiến hành như thế nào? Thời gian chất vấn tối đa bao lâu? (Hình từ Internet)

Thời gian chất vấn tại phiên họp toàn thể của kỳ họp Quốc hội tối đa bao lâu?

Căn cứ tại khoản 3 và khoản 4 Điều 19 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 quy định về thời gian chất vấn tại phiên họp toàn thể của kỳ họp Quốc hội như sau:

Chất vấn tại phiên họp toàn thể của Quốc hội
...
3. Mỗi lần chất vấn, đại biểu Quốc hội nêu chất vấn không quá 01 phút. Người bị chất vấn trả lời chất vấn không quá 03 phút đối với mỗi câu hỏi. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công điều hành phiên họp quyết định việc kéo dài thời gian nêu chất vấn, trả lời chất vấn.
4. Đại biểu Quốc hội được quyền tranh luận với người bị chất vấn để làm rõ hơn vấn đề đang được chất vấn; không được sử dụng quyền tranh luận để nêu câu hỏi chất vấn hoặc tranh luận với đại biểu Quốc hội đã chất vấn trước đó; thời gian mỗi lần tranh luận không quá 02 phút.

Như vậy, mỗi lần chất vấn, đại biểu Quốc hội nêu chất vấn không quá 01 phút. Người bị chất vấn trả lời chất vấn không quá 03 phút đối với mỗi câu hỏi.

Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công điều hành phiên họp quyết định việc kéo dài thời gian nêu chất vấn, trả lời chất vấn.

Đồng thời, đại biểu Quốc hội được quyền tranh luận với người bị chất vấn để làm rõ hơn vấn đề đang được chất vấn. Thời gian mỗi lần tranh luận không quá 02 phút.

Trách nhiệm của đại biểu Quốc hội khi thảo luận, tranh luận tại phiên họp được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 16 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 quy định nội dung này như sau:

Đại biểu Quốc hội khi thảo luận, tranh luận tại phiên họp phải tuân thủ quy định sau:

- Tuân thủ quy định tại Nội quy kỳ họp Quốc hội và các quy định khác của pháp luật có liên quan; phát biểu tập trung về nội dung thảo luận.

- Đại biểu Quốc hội tranh luận tập trung làm rõ vấn đề cần tranh luận, bảo đảm tính xây dựng, có thái độ tôn trọng đại biểu Quốc hội đã phát biểu trước.

- Trường hợp đại biểu Quốc hội đăng ký mà chưa phát biểu hoặc đã phát biểu nhưng chưa hết ý kiến do hết thời gian phát biểu thì gửi ý kiến bằng văn bản đến Tổng Thư ký Quốc hội để tập hợp, tổng hợp.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}