Mẫu báo cáo quý về việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về nghiệp vụ thẩm định giá năm 2024 như thế nào?

Mẫu báo cáo quý về việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về nghiệp vụ thẩm định giá năm 2024 như thế nào?

Mẫu báo cáo quý về việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về nghiệp vụ thẩm định giá năm 2024 như thế nào?

Căn cứ Phụ lục III kèm theo Thông tư 39/2024/TT-BTC ngày 16/5/2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mẫu báo cáo quý về việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức như sau:

Mẫu báo cáo quý về việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về nghiệp vụ thẩm định giá

>> Mẫu báo cáo quý về việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức: Tải về

Mẫu báo cáo quý về việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về nghiệp vụ thẩm định giá năm 2024 như thế nào?

Mẫu báo cáo quý về việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về nghiệp vụ thẩm định giá năm 2024 như thế nào? (Hình ảnh Internet)

Đối tượng đào tạo và bồi dưỡng thẩm định giá tài sản, doanh nghiệp là ai? Thẩm định giá và kiểm tra cuối khóa thế nào?

Căn cứ Điều 8 Thông tư 39/2024/TT-BTC quy định đối tượng đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá tài sản, thẩm định giá doanh nghiệp bao gồm:

Đối tượng đào tạo
1. Người có nhu cầu dự thi để được cấp thẻ thẩm định viên về giá.
2. Các đối tượng khác có nhu cầu tham gia lớp đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá.

Như vậy, có 02 đối tượng đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá tài sản, thẩm định giá doanh nghiệp đó là người có nhu cầu dự thi để cấp thẻ thẩm định viên về giá và các đối tượng khác.

Căn cứ Điều 13 Thông tư 39/2024/TT-BTC quy định đối tượng bồi dưỡng thẩm định giá nhà nước bao gồm:

Đối tượng bồi dưỡng
1. Người làm công tác thẩm định giá nhà nước.
2. Các đối tượng khác trong các cơ quan nhà nước và người có nhu cầu bồi dưỡng thẩm định giá nhà nước.

Như vậy, có 02 đối tượng bồi dưỡng thẩm định giá nhà nước đó là người làm công tác thẩm định giá nhà nước, các đối tượng khác trong các cơ quan nhà nước và người có nhu cầu.

Ngoài ra, căn cứ theo Điều 11 Thông tư 39/2024/TT-BTC quy định kiểm tra đánh giá kết quả học tập như sau:

- Kết thúc lớp đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá, đơn vị đào tạo phải tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Nội dung các bài kiểm tra phải thể hiện được những kiến thức cơ bản của các chuyên đề trong chương trình học:

+ Đối với lớp đào tạo quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 10 Thông tư 39/2024/TT-BTC, việc kiểm tra được thực hiện bằng 2 (hai) bài viết; trong đó, bài kiểm tra cho phần kiến thức chung là 120 phút, cho phần kiến thức nghiệp vụ là 150 phút;

+ Đối với các học viên theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 10 Thông tư 39/2024/TT-BTC phải làm 01 (một) bài kiểm tra viết 150 phút cho các chuyên đề học bổ sung.

- Điểm các bài kiểm tra được chấm theo thang điểm 10 (mười). Bài kiểm tra dưới 5 điểm là bài kiểm tra không đạt yêu cầu.

- Học viên tham dự lớp học không đảm bảo tối thiểu 80% thời gian học theo quy định cho mỗi chuyên đề thì không được tham dự kiểm tra đánh giá kết quả học tập cho phần kiến thức có chuyên đề đó và phải học lại chuyên đề còn thiếu.

- Trường hợp vì lý do thai sản, tai nạn, ốm đau có giấy chứng nhận của bệnh viện (sau đây gọi tắt là lý do đặc biệt), học viên không tham dự kiểm tra đánh giá kết quả học tập được thì học viên phải có đơn đề nghị hoãn kiểm tra và phải được Thủ trưởng đơn vị đào tạo chấp thuận.

- Học viên có bài kiểm tra không đạt yêu cầu và học viên chưa dự kiểm tra vì lý do đặc biệt quy định tại khoản 4 Điều 11 Thông tư 39/2024/TT-BTC có quyền dự kiểm tra lại một lần đối với mỗi bài kiểm tra. Thời gian tổ chức kiểm tra lại cho những học viên trên do Thủ trưởng đơn vị đào tạo quyết định nhưng không quá 6 (sáu) tháng kể từ ngày kết thúc lớp đào tạo.

Quy định kiểm tra đánh giá kết quả học tập khi kết thúc lớp bồi dưỡng thẩm định giá nhà nước ra sao?

Căn cứ Điều 16 Thông tư 39/2024/TT-BTC quy định kiểm tra đánh giá kết quả học tập như sau:

- Kết thúc lớp bồi dưỡng thẩm định giá nhà nước, đơn vị bồi dưỡng phải tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập.

Việc kiểm tra được thực hiện bằng 1 (một) bài viết (tự luận hoặc trắc nghiệm do Thủ trưởng đơn vị bồi dưỡng quyết định) trong thời gian tối đa 150 phút cho cả phần kiến thức chung và phần kiến thức nghiệp vụ.

Nội dung bài kiểm tra phải thể hiện được những kiến thức cơ bản của các chuyên đề trong chương trình học.

- Điểm bài kiểm tra được chấm theo thang điểm 10 (mười). Bài kiểm tra dưới 5 điểm là bài kiểm tra không đạt yêu cầu.

- Học viên tham dự lớp học không đảm bảo tối thiểu 80% thời gian học theo quy định cho mỗi chuyên đề thì không được tham dự kiểm tra đánh giá kết quả học tập và phải học lại chuyên đề còn thiếu.

- Trường hợp vì lý do đặc biệt, học viên không tham dự kiểm tra đánh giá kết quả học tập được thì học viên phải có đơn đề nghị hoãn kiểm tra và phải được Thủ trưởng đơn vị tổ chức bồi dưỡng chấp thuận.

- Học viên có bài kiểm tra không đạt yêu cầu và học viên chưa dự kiểm tra vì lý do đặc biệt quy định tại khoản 4 Điều 16 Thông tư 39/2024/TT-BTC có quyền dự kiểm tra lại một lần. Thời gian tổ chức kiểm tra lại cho những học viên trên do Thủ trưởng đơn vị bồi dưỡng quyết định nhưng không quá 06 (sáu) tháng kể từ ngày kết thúc lớp bồi dưỡng.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}