Miễn nhiệm Chủ tịch nước trong trường hợp nào? Miễn nhiệm chủ tịch nước thì ai sẽ là người giữ quyền chủ tịch nước?

Tôi muốn hỏi Miễn nhiệm Chủ tịch nước trong trường hợp nào? - câu hỏi của chị Ánh (Quảng Ngãi)

Chủ tịch nước có được xem là cán bộ không?

Căn cứ khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định như sau:

Cán bộ, công chức
1. Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Theo đó, Chủ tịch nước chính là cán bộ được bổ nhiệm theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng và Nhà nước.

Miễn nhiệm Chủ tịch nước trong trường hợp nào? Miễn nhiệm chủ tịch nước thì ai sẽ là người giữ quyền chủ tịch nước?

Miễn nhiệm Chủ tịch nước trong trường hợp nào? Miễn nhiệm Chủ tịch nước thì ai sẽ là người giữ quyền Chủ tịch nước?

Miễn nhiệm Chủ tịch nước trong trường hợp nào?

Căn cứ vào Điều 30 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định như sau:

Xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm
1. Cán bộ có thể xin thôi làm nhiệm vụ hoặc từ chức, miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Không đủ sức khỏe;
b) Không đủ năng lực, uy tín;
c) Theo yêu cầu nhiệm vụ;
d) Vì lý do khác.
2. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm được thực hiện theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.

Theo đó, Chủ tịch nước có thể xin miễn nhiệm trong các trường hợp sau:

- Không đủ sức khỏe;

- Không đủ năng lực, uy tín;

- Theo yêu cầu nhiệm vụ;

- Vì lý do khác.

Miễn nhiệm chủ tịch nước thì ai sẽ là người giữ quyền Chủ tịch nước?

Căn cứ theo Điều 93 Hiến pháp 2013 quy định như sau:

Điều 93.
Khi Chủ tịch nước không làm việc được trong thời gian dài thì Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước.
Trong trường hợp khuyết Chủ tịch nước thì Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới.

Theo đó, khi miễn nhiệm Chủ tịch nước thì trong thời gian khuyết Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước sẽ giữ quyền Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới.

Trình tự miễn nhiệm Chủ tịch nước sẽ thực hiện thế nào theo quy định mới trong thời gian tới?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 43 Nội quy ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 quy định trình tự miễn nhiệm Chủ tịch nước như sau:

- Cơ quan, người có thẩm quyền giới thiệu để Quốc hội bầu trình Quốc hội miễn nhiệm chứng danh.

- Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội có thể họp với các Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội để trao đổi về các vấn đề có liên quan;

- Đại diện cơ quan hoặc người có thẩm quyền báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội tại Đoàn đại biểu Quốc hội;

- Quốc hội thảo luận. Trước khi Quốc hội thảo luận, người được đề nghị miễn nhiệm, người bị đề nghị bãi nhiệm, cách chức có quyền phát biểu ý kiến;

- Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu;

- Quốc hội miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức bằng hình thức bỏ phiếu kín;

- Ban kiểm phiếu báo cáo kết quả kiểm phiếu, kết quả biểu quyết;

- Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội dự thảo nghị quyết về việc miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức;

- Quốc hội thảo luận;

- Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và chỉnh lý dự thảo nghị quyết;

- Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết.

Nghị quyết 71/2022/QH15 sẽ có hiệu lực từ ngày 15/03/2023.

Tiêu chuẩn để trở thành Chủ tịch nước là gì?

Căn cứ tại tiều Mục 2.4 Mục 2 Phần I Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 quy định như sau:

Chủ tịch nước
Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực: Có uy tín cao, là trung tâm đoàn kết trong Trung ương, Bộ Chính trị, trong toàn Đảng và nhân dân. Có năng lực nổi trội, toàn diện trên các mặt công tác, nhất là lĩnh vực đối nội, đối ngoại, an ninh, quốc phòng; hiểu biết sâu, rộng về công tác tư pháp. Là trung tâm đoàn kết các lực lượng xã hội và các cộng đồng dân tộc trong, ngoài nước. Quyết liệt trong lãnh đạo, điều hành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công. Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương; tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên; trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định.

Theo đó, để trở thành Chủ tịch nước cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:

- Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư

- Có uy tín cao, là trung tâm đoàn kết trong Trung ương, Bộ Chính trị, trong toàn Đảng và nhân dân. Có năng lực nổi trội, toàn diện trên các mặt công tác, nhất là lĩnh vực đối nội, đối ngoại, an ninh, quốc phòng; hiểu biết sâu, rộng về công tác tư pháp.

- Là trung tâm đoàn kết các lực lượng xã hội và các cộng đồng dân tộc trong, ngoài nước. Quyết liệt trong lãnh đạo, điều hành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công.

- Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương; tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên; trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}