Chính quyền địa phương sẽ xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc giải quyết các vấn đề phức tạp, đột xuất vượt quá khả năng giải quyết?
- Dự thảo đã đầy đủ hồ sơ và không còn ý kiến trái chiều thì sẽ được xem xét, quyết định trong thời gian bao lâu?
- Quy trình xử lý đề án, tài liệu, văn bản đề xuất khác trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được thực hiện như thế nào?
- Xử lý thế nào đối với trường hợp vấn đề đột xuất, phức tạp mà chính quyền địa phương không thể giải quyết được?
Dự thảo đã đầy đủ hồ sơ và không còn ý kiến trái chiều thì sẽ được xem xét, quyết định trong thời gian bao lâu?
Căn cứ vào Điều 15 Quy chế ban hành kèm theo Nghị định 39/2022/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 15. Quy trình xử lý dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
Thực hiện theo quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các quy định sau:
1. Đối với dự thảo văn bản đầy đủ hồ sơ, thủ tục, điều kiện trình và không còn ý kiến khác nhau, trong thời hạn 05 ngày làm việc đối với văn bản trình Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và 07 ngày đối với văn bản trình Chính phủ, Văn phòng Chính phủ thẩm tra về quy trình, thủ tục, thẩm quyền xử lý và tham mưu tổng hợp về nội dung (sau đây gọi là ý kiến thẩm tra), trình Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
…
6. Đối với dự thảo văn bản đưa ra thảo luận và biểu quyết tại phiên họp Chính phủ, ngay sau khi kết thúc phiên họp, căn cứ quyết nghị của Chính phủ, cơ quan soạn thảo chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan tiếp thu, giải trình ý kiến thành viên Chính phủ, hoàn thiện dự thảo, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
7. Trong thời hạn chậm nhất 01 ngày làm việc kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ ký văn bản, Văn phòng Chính phủ thực hiện việc phát hành và công khai trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ theo quy định.”
Như vậy, đối với dự thảo đả đầy đủ hồ sơ và không còn ý kiến khác nhau thì trong vòng 05 ngày làm việc đồi với văn bản trình Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và 07 ngày đối với văn bản trình Chính phủ, Văn phòng Chính phủ sẽ thẩm tra về quy trình, thủ tục,… và trình Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Chính quyền địa phương sẽ xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc giải quyết các vấn đề phứt tạp, đột xuất vượt quá khả năng giải quyết?(Hình từ internet)
Quy trình xử lý đề án, tài liệu, văn bản đề xuất khác trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được thực hiện như thế nào?
Căn cứ vào Điều 16 Quy chế ban hành kèm theo Nghị định 39/2022/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 16. Quy trình xử lý đề án, tài liệu, báo cáo, văn bản đề xuất khác trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
1. Đối với hồ sơ, tài liệu, báo cáo, văn bản trình đầy đủ, đúng quy trình, thủ tục, đúng thẩm quyền xử lý thì chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Văn phòng Chính phủ có ý kiến thẩm tra, trình Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
2. Đối với hồ sơ, tài liệu, báo cáo, văn bản trình chưa đầy đủ, chưa đúng quy trình, thủ tục, không đúng thẩm quyền giải quyết của Chính phủ, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc chưa thực hiện quy định tại điểm d khoản 3 Điều 8 Quy chế này thì chậm nhất 03 ngày làm việc, Văn phòng Chính phủ trả lại hồ sơ và nêu rõ lý do hoặc chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết, đồng thời gửi cơ quan trình để biết, phối hợp.
3. Đối với hồ sơ trình đã đúng quy trình, thủ tục, đúng thẩm quyền nhưng Văn phòng Chính phủ thấy cần lấy thêm ý kiến cơ quan liên quan, chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Văn phòng Chính phủ xử lý như sau:
a) Gửi văn bản lấy ý kiến cơ quan liên quan, trong đó ghi rõ thời hạn trả lời. Chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ khi hết thời hạn lấy ý kiến, Văn phòng Chính phủ xử lý, trình Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;
b) Trường hợp cần thiết, Văn phòng Chính phủ chủ trì họp với các cơ quan liên quan để làm rõ các nội dung trước khi trình Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ. Sau khi kết thúc cuộc họp nhưng không quá 03 ngày làm việc, cơ quan trình phải phối hợp với Văn phòng Chính phủ để hoàn chỉnh hồ sơ, trình Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
4. Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ xử lý hồ sơ trình và có ý kiến vào Phiếu trình giải quyết công việc trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày Văn phòng Chính phủ trình, trừ trường hợp đặc biệt.
5. Quy trình giải quyết tiếp theo đối với các vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ thực hiện theo quy định tại khoản 5 và 6 Điều 15 Quy chế này.
6. Trong thời hạn chậm nhất 01 ngày làm việc kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ ký văn bản hoặc cho ý kiến giải quyết công việc, Văn phòng Chính phủ phát hành văn bản theo quy định.
7. Đối với quy trình có liên quan đến thủ tục hành chính đã được thực hiện theo pháp luật chuyên ngành thì thời gian giải quyết không quá thời gian quy định của pháp luật chuyên ngành.”
Theo đó, quy trình xử lý đề án, tài liệu, báo cáo, văn bản đề xuất khác trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được thực hiện theo quy định nêu trên.
Xử lý thế nào đối với trường hợp vấn đề đột xuất, phức tạp mà chính quyền địa phương không thể giải quyết được?
Căn cứ vào Điều 17 Quy chế ban hành kèm theo Nghị định 39/2022/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 17. Quy trình xử lý đối với các công việc do Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ trực tiếp chỉ đạo hoặc do Văn phòng Chính phủ đề xuất
1. Trường hợp các bộ, cơ quan, địa phương không có hồ sơ trình nhưng Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chỉ đạo trực tiếp, Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm tham mưu, đề xuất xử lý.
2. Đối với các vấn đề đột xuất, nhạy cảm, vấn đề khó, phức tạp phát sinh vượt quá khả năng giải quyết của bộ, cơ quan, địa phương thì báo cáo trực tiếp xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách; trường hợp chưa có báo cáo, đề xuất, Văn phòng Chính phủ chủ động nắm tình hình, tham mưu, đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến chỉ đạo.
3. Đối với vấn đề thuộc thẩm quyền giải quyết của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ:
a) Văn phòng Chính phủ báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách biết, đồng thời chủ động trao đổi trực tiếp hoặc gửi văn bản lấy ý kiến các bộ, cơ quan, địa phương liên quan để tổng hợp, đề xuất, trình Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;
b) Trường hợp nội dung quan trọng, phức tạp, liên quan đến cơ chế, chính sách, Văn phòng Chính phủ đề xuất Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ giao các bộ, cơ quan chuyên ngành báo cáo hoặc xây dựng đề án trình Thủ tướng Chính phủ.”
Theo đó, đối với những vấn đề đột xuất, nhạy cảm, vấn đề khó, phức tạp vượt quá khả năng của chính quyền địa phương thì báo cáo trực tiếp xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;