Đơn vị sự nghiệp công lập phải đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện, quyền và nghĩa vụ gì trong ký kết hợp đồng làm chuyên môn, nghiệp vụ?

Tôi muốn hỏi đơn vị sự nghiệp công lập được quy định số lượng người ký kết hợp đồng lao động như thế nào? - câu hỏi của chị Nguyệt (Long An)

Đơn vị sự nghiệp công lập được quy định số lượng người ký kết hợp đồng lao động như thế nào?

Căn cứ vào Điều 9 Nghị định 111/2022/NĐ-CP quy định số lượng người ký kết hợp đồng lao động để làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ như sau:

- Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư và đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên ký kết hợp đồng lao động để làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ ở vị trí việc làm do viên chức đảm nhiệm theo nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực của đơn vị.

- Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên ký kết hợp đồng lao động làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước để đáp ứng nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực còn thiếu so với định mức số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập do bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành. Đối với đơn vị tự bảo đảm dưới 70% chi thường xuyên hoặc đơn vị chưa được giao quyền tự chủ tài chính thì phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thống nhất trước khi thực hiện.

- Đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên trừ đơn vị thuộc lĩnh vực sự nghiệp giáo dục và y tế, được ký kết hợp đồng lao động có thời gian không quá 12 tháng để làm công việc ở vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung để bổ sung nhân lực còn thiếu so với số lượng người làm việc được cấp có thẩm quyền giao hoặc để kịp thời thay cho số viên chức nghỉ thai sản, thôi việc, nghỉ hưu.

- Đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên thuộc lĩnh vực sự nghiệp giáo dục và y tế ký kết hợp đồng lao động có thời gian không quá 12 tháng để làm công việc ở vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyển ngành và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung, nhưng số lượng người ký kết hợp đồng lao động chiếm không quá 70% số chênh lệch giữa số lượng người làm việc được giao với số lượng theo định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế ban hành. Số lượng hợp đồng ký kết do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh hoặc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan quản lý ở Trung ương xem xét, quyết định.

- Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên còn số lượng người làm việc đã được cấp có thẩm quyền giao thì phải thực hiện tuyển dụng đối với số được giao.

- Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức chính quyền đô thị và nơi thí điểm tổ chức chính quyền đô thị căn cứ vào quy mô dân số, điều kiện về ngân sách, đặc thù về kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ và nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực còn thiếu so với định mức số lượng người làm việc quyết định việc ký kết hợp đồng dịch vụ với đơn vị, tổ chức ngoài công lập để thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực giáo dục và y tế tại các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý, bảo đảm không làm tăng tổng chi ngân sách thường xuyên từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định.

Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc trung ương quản lý nằm trên địa bàn các địa phương nêu trên do bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan quản lý ở Trung ương quyết định.

Theo đó, căn cứ vào từng trường hợp theo quy định trên để xác định số lượng người ký kết hợp đồng lao động làm việc chuyên môn, nghiệp vụ với đơn vị sự nghiệp công lập.

Đơn vị sự nghiệp công lập phải đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện, quyền và nghĩa vụ gì trong ký kết hợp đồng làm chuyên môn, nghiệp vụ?

Đơn vị sự nghiệp công lập phải đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện, quyền và nghĩa vụ gì trong ký kết hợp đồng làm chuyên môn, nghiệp vụ?

Tiêu chuẩn, điều kiện, quyền, nghĩa vụ của đơn vị sự nghiệp ký kết hợp đồng làm chuyên môn, nghiệp vụ được quy định như thế nào?

Căn cứ vào khoản 2 Điều 10 Nghị định 111/2022/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn, điều kiện, quyền, nghĩa vụ của bên ký kết hợp đồng làm chuyên môn, nghiệp vụ là đơn vụ sự nghiệp công lập như sau:

- Thực hiện ký kết hợp đồng trong tổng số hợp đồng được cấp có thẩm quyền quyết định;

- Chi trả lương, thực hiện chế độ, chính sách khác cho người lao động theo thỏa thuận hoặc chi trả theo hợp đồng dịch vụ, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật lao động và quy định của pháp luật khác có liên quan;

- Thường xuyên theo dõi, đánh giá về chuyên môn, nghiệp vụ của người ký hợp đồng lao động làm chuyên môn, nghiệp vụ;

- Chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý nhà nước về việc hoàn thành nhiệm vụ được giao;

- Trường hợp ký kết hợp đồng lao động với cá nhân thì đơn vị sự nghiệp công lập phải tăng mức trích lập Quỹ phúc lợi bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật về tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập để bảo đảm giải quyết chế độ, chính sách trong trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động.

Ai có thẩm quyền ký kết hợp đồng thực hiện công việc chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập?

Căn cứ vào Điều 11 Nghị định 111/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Thẩm quyền ký hợp đồng thực hiện công việc chuyên môn, nghiệp vụ
1. Đối với đơn vị nhóm 1, đơn vị nhóm 2 và đơn vị nhóm 3 tự bảo đảm từ 70% đến dưới 100% chi thường xuyên: Người đứng đầu đơn vị hoặc người được ủy quyền ký hợp đồng.
2. Đối với đơn vị nhóm 3 tự bảo đảm từ 10% đến dưới 70% chi thưởng xuyên và đơn vị nhóm 4: Người có thẩm quyền ký hợp đồng làm việc với viên chức theo quy định của pháp luật về viên chức hoặc người được ủy quyền ký hợp đồng.
3. Đối với ký kết hợp đồng dịch vụ: Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập trực tiếp ký hợp đồng theo đề xuất của đơn vị sự nghiệp công lập hoặc ủy quyền cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập ký. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan có thẩm quyền thì thực hiện ký hợp đồng sau khi báo cáo và được sự đồng ý bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Theo đó, thẩm quyền ký kết hợp đồng thực hiện công việc chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập được quy định như sau:

- Đối với đơn vị nhóm 1, đơn vị nhóm 2 và đơn vị nhóm 3 tự bảo đảm từ 70% đến dưới 100% chi thường xuyên: Người đứng đầu đơn vị hoặc người được ủy quyền ký hợp đồng.

- Đối với đơn vị nhóm 3 tự bảo đảm từ 10% đến dưới 70% chi thưởng xuyên và đơn vị nhóm 4: Người có thẩm quyền ký hợp đồng làm việc với viên chức theo quy định của pháp luật về viên chức hoặc người được ủy quyền ký hợp đồng.

- Đối với ký kết hợp đồng dịch vụ: Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập trực tiếp ký hợp đồng theo đề xuất của đơn vị sự nghiệp công lập hoặc ủy quyền cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập ký.

- Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan có thẩm quyền thì thực hiện ký hợp đồng sau khi báo cáo và được sự đồng ý bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Nghị định 111/2022/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 22/02/2023.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}