Lịch tiếp công dân của Bộ Tài chính tiến hành khi nào? Bộ Tài chính được từ chối tiếp công dân trong trường hợp nào?
Lịch tiếp công dân của Bộ Tài chính tiến hành khi nào?
Tại Mục I Nội quy tiếp công dân tại trụ sở cơ quan Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 1127/QĐ-BTC năm 2022 quy định cụ thể như sau:
(1) Các đơn vị tại Trụ sở cơ quan Bộ Tài chính có trách nhiệm thực hiện tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về các vấn đề liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài chính.
(2) Thời gian tiếp công dân thường xuyên:
- Trụ sở cơ quan Bộ Tài chính tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh các ngày làm việc hành chính trong tuần. Giờ tiếp cụ thể là:
+ Sáng: Từ 8 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút.
+ Chiều: Từ 13 giờ 30 phút đến 16 giờ 30 phút.
- Các ngày Thứ bảy, Chủ nhật và ngày lễ: nghỉ theo quy định.
(3) Địa điểm tiếp công dân:
Địa điểm tiếp công dân tại Trụ sở cơ quan Bộ Tài chính: Phòng 1.11, số 28 phố Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
(4) Trách nhiệm tiếp công dân:
- Bộ trưởng Bộ Tài chính tiếp công dân định kỳ vào ngày 15 hàng tháng. Nếu ngày tiếp công dân của Bộ trưởng Bộ Tài chính trùng với ngày Thứ bảy, Chủ nhật hoặc các ngày nghỉ lễ thì sẽ tiếp công dân vào ngày làm việc tiếp sau.
- Thanh tra Bộ Tài chính có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở Bộ Tài chính theo quy định của pháp luật.
- Thủ trưởng các đơn vị tại Trụ sở cơ quan Bộ Tài chính có trách nhiệm tiếp công dân theo sự ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc phối hợp tiếp công dân khi có đề nghị của Thanh tra Bộ Tài chính đối với các vấn đề liên quan đến lĩnh vực quản lý được giao.
- Khi Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tài chính đã có lịch hẹn tiếp công dân, nhưng không thể thực hiện việc tiếp công dân được vì lý do khách quan thì lại lịch tiếp công dân sang thời gian khác và có văn bản thông báo cho công dân biết việc thay đổi lịch, ngày giờ hẹn tiếp công dân lần sau.
Trường hợp việc thay đổi sát với lịch tiếp công dân đã hẹn, không thể thông báo bằng văn bản được, có thể thông báo trực tiếp cho công dân được biết.
Lịch tiếp công dân của Bộ Tài chính tiến hành khi nào? Bộ Tài chính được từ chối tiếp công dân trong trường hợp nào?
Quyền và nghĩa vụ của công dân khi thực hiện đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị tại Bộ Tài chính là gì?
Theo quy định tại Mục II Nội quy tiếp công dân tại trụ sở cơ quan Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 1127/QĐ-BTC năm 2022 quy định cụ thể như sau:
Khi đến Trụ sở cơ quan Bộ Tài chính, người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có các quyền và nghĩa vụ sau:
(1) Công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có các quyền sau:
- Trình bày về nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
- Được hướng dẫn, giải thích về nội dung liên quan đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của mình;
- Khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của người tiếp công dân;
- Nhận thông báo về việc tiếp nhận, kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
- Trường hợp người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh không sử dụng thông thạo tiếng Việt thì có quyền sử dụng người phiên dịch;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
(2) Công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có các nghĩa vụ sau:
- Xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có) như: Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân khác do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp. Không được mang vũ khí, hung khí, chất gây cháy nổ, khẩu hiệu hoặc băng rôn và những vật cồng kềnh vào Trụ sở cơ quan Bộ Tài chính.
- Có thái độ đúng mực, tôn trọng, tuân thủ sự hướng dẫn của cán bộ tiếp công dân và nhân viên bảo vệ. Không được gây rối an ninh, trật tự, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự cán bộ tiếp công dân.
- Công dân đến Phòng Tiếp dân phải trình bày trung thực sự việc, nói rõ yêu cầu, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; tôn trọng sự hướng dẫn của cán bộ tiếp công dân.
- Công dân không được lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh để xuyên tạc, vu khống, kích động gây mất trật tự tại Phòng Tiếp công dân hoặc có hành động xâm hại, xúc phạm, cản trở cán bộ tiếp công dân làm nhiệm vụ.
- Trường hợp có nhiều người cũng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung tại nơi tiếp công dân thì người tiếp công dân yêu cầu những người này phải cử đại diện để trình bày nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh với người tiếp công dân (sau đây gọi chung là người đại diện).
Người đại diện phải là người khiếu nại, người tố cáo, người kiến nghị, người phản ánh. Việc cử người đại diện phải thể hiện bằng văn bản có chữ ký của tất cả những người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
Trường hợp có từ năm đến mười người thì cứ một hoặc hai người đại diện; trường hợp có trên mười người thì có thể cử thêm người đại diện, nhưng không quá năm người. Người đại diện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của việc đại diện và văn bản cử người đại diện.
- Không được tự ý quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của cán bộ tiếp công dân.
- Giữ gìn vệ sinh, trật tự, không được tự ý di chuyển hoặc làm hư hỏng tài sản của Phòng Tiếp công dân.
- Hết giờ tiếp công dân, mọi công dân phải ra khỏi Trụ sở cơ quan Bộ Tài chính (Phòng tiếp công dân), không được lưu lại dưới bất kỳ hình thức nào.
Bộ Tài chính được từ chối tiếp công dân trong trường hợp nào?
Đối với quy định về các trường hợp từ chối tiếp công dân thì tại Mục IV Nội quy tiếp công dân tại trụ sở cơ quan Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 1127/QĐ-BTC năm 2022 Nội quy tiếp công dân tại trụ sở cơ quan Bộ Tài chính quy định như sau:
(1) Cán bộ làm công tác tiếp công dân tại Trụ sở cơ quan Bộ Tài chính được từ chối tiếp người đến nơi tiếp công dân và phải giải thích cho công dân được biết lý do từ chối tiếp, đồng thời báo cáo người phụ trách tiếp công dân trong các trường hợp sau:
- Công dân trong tình trạng không làm chủ được hành vi của mình do dùng chất kích thích, người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác dẫn tới mất hoặc hạn chế khả năng điều khiển hành vi của mình.
- Công dân khiếu nại, tố cáo về vụ việc đã giải quyết đúng chính sách, pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản và đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài.
(2) Cán bộ làm công tác tiếp công dân được lập biên bản về việc vi phạm và yêu cầu cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật người đến nơi tiếp công dân trong các trường hợp sau:
- Người có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy nơi tiếp công dân.
- Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;