Số tiền bán toàn bộ doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được xử lý như thế nào?
Chi phí bán toàn bộ doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bao gồm những gì?
Căn cứ tại Điều 30 Nghị định 23/2022/NĐ-CP quy định về chi phí bán toàn bộ doanh nghiệp như sau:
Chi phí bán toàn bộ doanh nghiệp
1. Chi phí bán toàn bộ doanh nghiệp là các khoản chi liên quan trực tiếp đến quá trình bán doanh nghiệp từ thời điểm quyết định bán doanh nghiệp đến thời điểm bàn giao doanh nghiệp cho người trúng đấu giá. Chi phí bán toàn bộ doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định phê duyệt và quyết toán. Tổng Giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp được bán quyết định mức chi cụ thể theo các nội dung đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình. Các khoản chi phí bán doanh nghiệp phải đảm bảo có đầy đủ chứng từ hợp lý, hợp lệ, tiết kiệm theo quy định hiện hành.
2. Chi phí bán toàn bộ doanh nghiệp bao gồm:
a) Các khoản chi phí trực tiếp tại doanh nghiệp: Chi phí kiểm kê, xác định giá trị doanh nghiệp; Chi phí lập phương án bán doanh nghiệp; Chi phí tổ chức Hội nghị người lao động để triển khai bán toàn bộ doanh nghiệp; Chi phí hoạt động tuyên truyền, công bố thông tin về doanh nghiệp; Chi phí cho việc tổ chức bán đấu giá doanh nghiệp.
b) Tiền thuê tổ chức tài chính trung gian tư vấn định giá, thực hiện đấu giá doanh nghiệp. Việc thanh toán chi phí cho các tổ chức tư vấn căn cứ vào Hợp đồng ký kết giữa các bên liên quan.
c) Các chi phí khác có liên quan đến quá trình bán toàn bộ doanh nghiệp (nếu có).
3. Chi phí thuê kiểm toán báo cáo tài chính tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp không xác định là chi phí bán toàn bộ doanh nghiệp, doanh nghiệp được bán thực hiện hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ theo quy định.
4. Trong trường hợp không bán được hoặc dừng bán toàn bộ doanh nghiệp hoặc nguồn thu dự kiến khi thực hiện bán toàn bộ doanh nghiệp không đủ bù đắp chi phí thực hiện, cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định xử lý các khoản chi phí bán doanh nghiệp hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp và doanh nghiệp không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp nếu tiếp tục duy trì là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Nếu doanh nghiệp thực hiện sắp xếp theo các hình thức khác, cơ quan đại diện chủ sở hữu có văn bản đề nghị Bộ Tài chính bố trí ngân sách bù đắp chi phí bán kèm theo các hồ sơ chứng từ có liên quan.
Theo đó, Chi phí bán toàn bộ doanh nghiệp bao gồm:
- Các khoản chi phí trực tiếp tại doanh nghiệp: Chi phí kiểm kê, xác định giá trị doanh nghiệp; Chi phí lập phương án bán doanh nghiệp; Chi phí tổ chức Hội nghị người lao động để triển khai bán toàn bộ doanh nghiệp; Chi phí hoạt động tuyên truyền, công bố thông tin về doanh nghiệp; Chi phí cho việc tổ chức bán đấu giá doanh nghiệp.
- Tiền thuê tổ chức tài chính trung gian tư vấn định giá, thực hiện đấu giá doanh nghiệp. Việc thanh toán chi phí cho các tổ chức tư vấn căn cứ vào Hợp đồng ký kết giữa các bên liên quan.
- Các chi phí khác có liên quan đến quá trình bán toàn bộ doanh nghiệp (nếu có).
Số tiền bán toàn bộ doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được xử lý như thế nào?
Số tiền bán toàn bộ doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được xử lý như thế nào?
Theo quy định tại Điều 31 Nghị định 23/2022/NĐ-CP về việc quản lý và sử dụng tiền bán doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ như sau:
Quản lý và sử dụng số tiền bán toàn bộ doanh nghiệp
Số tiền thu từ bán toàn bộ doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ sau khi trừ các chi phí bán toàn bộ doanh nghiệp, chi phí thực hiện chính sách đối với người lao động và người giữ chức danh lãnh đạo quản lý được nộp về ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo quy định của Chính phủ.
Theo đó, số tiền thu từ bán toàn bộ doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ sau khi trừ các chi phí bán toàn bộ doanh nghiệp, chi phí thực hiện chính sách đối với người lao động và người giữ chức danh lãnh đạo quản lý được nộp về ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo quy định của Chính phủ.
Người lao động có được tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp sau khi bán doanh nghiệp không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định 23/2022/NĐ-CP về nội dung này như sau:
Chính sách đối với người lao động và người giữ chức danh lãnh đạo quản lý khi bán toàn bộ doanh nghiệp
1. Người lao động được tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp sau khi bán thực hiện giao kết hợp đồng lao động mới.
2. Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động được hưởng chế độ trợ cấp mất việc làm, thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động hoặc chính sách đối với người lao động dôi dư khi bán toàn bộ doanh nghiệp.
3. Người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật về lao động.
4. Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc) và Kiểm soát viên làm việc theo chế độ bổ nhiệm được cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét từng trường hợp cụ thể để bố trí việc làm sau khi bán doanh nghiệp. Trường hợp làm việc theo chế độ bổ nhiệm mà không bố trí được việc làm thì được giải quyết chế độ tinh giản biên chế theo quy định.
Theo đó, người lao động được tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp sau khi bán thực hiện giao kết hợp đồng lao động mới.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;