Mức phạt khi chậm nộp báo cáo tài chính đối với đơn vị được kiểm toán là bao nhiêu theo quy định mới?

Cho tôi hỏi: Mức phạt khi chậm nộp báo cáo tài chính đối với đơn vị được kiểm toán là bao nhiêu theo quy định mới? - Câu hỏi của chị Hoàng (Kiên Giang)

Đơn vị được kiểm toán phải nộp báo cáo tài chính trong thời hạn bao lâu?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 57 Luật Kiểm toán nhà nước 2015, Điều 58 Luật Kiểm toán nhà nước 2015, việc nộp báo cáo tài chính là nghĩa vụ và trách nhiệm của đơn vị được kiểm toán.

Theo đó, thời hạn nộp báo cáo tài chính được xác định tại Điều 4 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 03/2019/QĐ-KTNN như sau:

Gửi Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách
1. Các đơn vị dự toán cấp I thuộc ngân sách trung ương gửi Báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý đến Kiểm toán nhà nước trước ngày 01 tháng 10 năm sau.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Gửi báo cáo quyết toán ngân sách địa phương đến Kiểm toán nhà nước trước ngày 01 tháng 10 năm sau.
b) Gửi quyết toán ngân sách địa phương đến Kiểm toán nhà nước chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương.
3. Bộ Tài chính gửi Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước đến Kiểm toán nhà nước chậm nhất 14 tháng sau khi kết thúc năm ngân sách.
4. Đối với các doanh nghiệp nhà nước, công ty mẹ, tổng công ty nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối:
a) Kết thúc năm tài chính, các đơn vị lập và gửi Báo cáo tài chính, Báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý đến Kiểm toán nhà nước trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
b) Các trường hợp có quy định khác về thời điểm lập, phát hành Báo cáo tài chính và Báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách thực hiện gửi Báo cáo tài chính, Báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách cho Kiểm toán nhà nước sau thời điểm lập và phát hành theo các quy định riêng.

Cụ thể, thời hạn nộp báo cáo tài chính như sau:

- Đối với các doanh nghiệp nhà nước, công ty mẹ, tổng công ty nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối:

+ Kết thúc năm tài chính, các đơn vị lập và gửi Báo cáo tài chính đến Kiểm toán nhà nước trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.

+ Các trường hợp có quy định khác về thời điểm lập, phát hành Báo cáo tài chính thì thực hiện gửi Báo cáo tài chính cho Kiểm toán nhà nước sau thời điểm lập và phát hành theo các quy định riêng.

Mức phạt khi chậm nộp báo cáo tài chính đối với đơn vị được kiểm toán là bao nhiêu theo quy định mới?

Mức phạt khi chậm nộp báo cáo tài chính đối với đơn vị được kiểm toán là bao nhiêu theo quy định mới?

Mức phạt khi chậm nộp báo cáo tài chính đối với đơn vị được kiểm toán là bao nhiêu theo quy định mới?

Ngày 28/02/2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV ban hành Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kiểm toán Nhà nước 2023.

Đối với những vi phạm khi chậm nộp báo cáo tài chính, Điều 8 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kiểm toán Nhà nước 2023 quy định như sau:

Hành vi vi phạm quy định về gửi báo cáo định kỳ
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi chậm gửi báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý đến 15 ngày so với thời hạn quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi chậm gửi báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý từ trên 15 ngày đến 30 ngày so với thời hạn quy định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi chậm gửi báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý từ trên 30 ngày đến 60 ngày so với thời hạn quy định.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi chậm gửi báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý từ trên 60 ngày trở lên so với thời hạn quy định.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi từ chối gửi báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý theo yêu cầu của Kiểm toán nhà nước.

Như vậy, mức phạt khi chậm nộp báo cáo tài chính đối với đơn vị được kiểm toán được xác định như sau:

- Phạt cảnh cáo: Chậm đến 15 ngày so với thời hạn quy định

- Phạt tiền:

+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp chậm từ trên 15 ngày đến 30 ngày so với thời hạn quy định;

+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp chậm từ trên 30 ngày đến 60 ngày so với thời hạn quy định;

+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp chậm từ 60 ngày trở lên.

Mức phạt tiền này là mức phạt áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. (khoản 2 Điều 7 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kiểm toán Nhà nước 2023)

Mức phạt tối đa cho hành vi vi phạm trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước là bao nhiêu?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 7 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kiểm toán Nhà nước 2023 như sau:

Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền
1. Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước của cá nhân là 50.000.000 đồng. Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước của tổ chức là 100.000.000 đồng.

Như vậy, mức phạt tối đa cho hành vi vi phạm trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước như sau:

- Đối với cá nhân: 50 triệu đồng;

- Đối với tổ chức: 100 triệu đồng.

Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kiểm toán Nhà nước 2023 có hiệu lực từ ngày 01/05/2023

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}