Khai thác, sử dụng tài nguyên nước không phải đăng ký, không phải có giấy phép trong trường hợp nào?

Khai thác, sử dụng tài nguyên nước không phải đăng ký, không phải có giấy phép trong trường hợp nào? - Câu hỏi của chị Nga (Bình Định)

Khai thác, sử dụng tài nguyên nước không phải đăng ký, không phải có giấy phép trong trường hợp nào?

Căn cứ tại Điều 16 Nghị định 02/2023/NĐ-CP, các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước không phải đăng ký, không phải có giấy phép bao gồm:

- Các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước quy định tại các điểm a, c, d và điểm đ khoản 1 Điều 44 Luật Tài nguyên nước 2012 mà không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 44 Luật Tài nguyên nước 2012.

- Các trường hợp công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước với quy mô nhỏ cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 44 Luật Tài nguyên nước 2012 bao gồm:

+ Khai thác nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô không vượt quá 10 m3/ngày đêm không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 44 Luật Tài nguyên nước 2012;

+ Khai thác nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp không vượt quá 100 m3/ngày đêm;

+ Hồ chứa, đập dâng thủy lợi có dung tích toàn bộ nhỏ hơn 0,01 triệu m3 hoặc công trình khai thác nước mặt khác cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với quy mô không vượt quá 0,1 m3/giây;

Trường hợp hồ chứa, đập dâng thủy lợi có dung tích toàn bộ nhỏ hơn 0,01 triệu m3 có quy mô khai thác cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản vượt quá 0,1 m3/giây hoặc có các mục đích khai thác, sử dụng nước khác có quy mô khai thác vượt quá quy định tại điểm b, điểm đ khoản này thì phải thực hiện đăng ký hoặc xin phép theo quy định tại Điều 17 Nghị định 02/2023/NĐ-CP.

+ Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy không vượt quá 50 kW;

+ Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên đất liền với quy mô không vượt quá 10.000 m3/ngày đêm; khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động trên biển, đảo.

Khai thác, sử dụng tài nguyên nước không phải đăng ký, không phải có giấy phép trong trường hợp nào?

Khai thác, sử dụng tài nguyên nước không phải đăng ký, không phải có giấy phép trong trường hợp nào? (Hình từ internet) 

Công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước nào phải đăng ký, phải có giấy phép?

Căn cứ tại Điều 17 Nghị định 02/2023/NĐ-CP quy định các trường hợp công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải đăng ký, bao gồm:

- Hồ chứa, đập dâng thủy lợi có dung tích toàn bộ từ 0,01 triệu m3 đến 0,2 triệu m3 hoặc công trình khai thác, sử dụng nước mặt khác cho mục đích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản (không bao gồm các mục đích khác có quy mô thuộc trường hợp phải cấp phép) với lưu lượng khai thác lớn hơn 0,1 m3/giây đến 0,5 m3/giây;

Trường hợp hồ chứa, đập dâng thủy lợi có dung tích toàn bộ từ 0,01 triệu m3 đến 0,2 triệu m3 có các mục đích khai thác, sử dụng nước có quy mô khai thác thuộc trường hợp phải có giấy phép thì phải thực hiện xin phép theo quy định của Nghị định 02/2023/NĐ-CP.

- Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất trên đất liền bao gồm cả nuôi trồng thủy sản, kinh doanh, dịch vụ với quy mô trên 10.000 m3/ngày đêm đến 100.000 m3/ngày đêm;

- Khai thác, sử dụng nước dưới đất thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 16 Nghị định 02/2023/NĐ-CP và các trường hợp quy định tại điểm a, điểm d khoản 1 Điều 44 Luật Tài nguyên nước 2012 năm trong danh mục vùng hạn chế khai thác nước dưới đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố;

- Sử dụng nước dưới đất tự chảy trong moong khai thác khoáng sản để tuyển quặng mà không gây hạ thấp mực nước dưới đất hoặc bơm hút nước để tháo khô lượng nước tự chảy vào moong khai thác khoáng sản.

Các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải có giấy phép, bao gồm:

- Khai thác, sử dụng tài nguyên nước không thuộc trường hợp quy định tại Điều 16 và khoản 1 Điều 17 Nghị định 02/2023/NĐ-CP;

- Các trường hợp quy định tại điểm a khoản này mà khai thác, sử dụng nước mặt trực tiếp từ hồ chứa, đập dâng thủy lợi, thủy điện, hệ thống kênh thủy lợi, thủy điện để cấp cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp (bao gồm cả khai thác nước cho hoạt động làm mát máy, thiết bị, tạo hơi, gia nhiệt) mà tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành các hồ chứa, đập dâng thủy lợi, thủy điện, hệ thống kênh thủy lợi, thủy điện này chưa được cấp phép khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích nêu trên.

Giấy phép tài nguyên nước có các nội dung gồm những nội dung gì?

Giấy phép tài nguyên nước theo quy định tại Điều 15 Nghị định 02/2023/NĐ-CP quy định như sau:

Giấy phép tài nguyên nước
1. Giấy phép tài nguyên nước bao gồm: Giấy phép thăm dò nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt; giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước biển.
2. Giấy phép tài nguyên nước có các nội dung chính sau:
a) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép;.
b) Tên, vị trí công trình thăm dò, khai thác nước;
c) Nguồn nước thăm dò, khai thác;
d) Quy mô, công suất, lưu lượng, thông số chủ yếu của công trình thăm dò, khai thác nước; mục đích sử dụng đối với giấy phép khai thác, sử dụng nước;
đ) Chế độ, phương thức khai thác, sử dụng nước;
e) Thời hạn của giấy phép;
g) Các yêu cầu, điều kiện cụ thể đối với từng trường hợp thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước do cơ quan cấp phép quy định nhằm mục đích bảo vệ nguồn nước, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác liên quan;
h) Quyền, nghĩa vụ của chủ giấy phép.

Theo đó, giấy phép tài nguyên nước sẽ gồm có những nội dung chính sau đây:

- Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép;.

- Tên, vị trí công trình thăm dò, khai thác nước;

- Nguồn nước thăm dò, khai thác;

- Quy mô, công suất, lưu lượng, thông số chủ yếu của công trình thăm dò, khai thác nước; mục đích sử dụng đối với giấy phép khai thác, sử dụng nước;

- Chế độ, phương thức khai thác, sử dụng nước;

- Thời hạn của giấy phép;

- Các yêu cầu, điều kiện cụ thể đối với từng trường hợp thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước do cơ quan cấp phép quy định nhằm mục đích bảo vệ nguồn nước, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác liên quan;

- Quyền, nghĩa vụ của chủ giấy phép.

Nghị định 02/2023/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 20/03/2023.

Nguyễn Trần Hoàng Quyên

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}