Trường hợp nào không phải bồi thường thiệt hại về chất lượng sản phẩm, hàng hóa? Thiệt hại nào phải được bồi thường liên quan đến chất lượng hàng hóa?

Tôi muốn hỏi các trường hợp nào không phải bồi thường thiệt hại về chất lượng sản phẩm, hàng hóa - câu hỏi của chị Nguyệt Ánh (Sơn La)

Các thiệt hại nào phải bồi thường do hàng hóa không bảo đảm chất lượng?

Căn cứ theo Điều 60 Luật Chất lượng sản phẩm 2007 quy định các thiệt hại phải bồi thường do hàng hóa không bảo đảm chất lượng bao gồm:

- Thiệt hại về giá trị hàng hóa, tài sản bị hư hỏng hoặc bị huỷ hoại.

- Thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ con người.

- Thiệt hại về lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác hàng hóa, tài sản.

- Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

Các trường hợp nào không phải bồi thường thiệt hại về chất lượng sản phẩm, hàng hóa? Các thiệt hại nào phải bồi thường do hàng hóa không bảo đảm chất lượng?

Các trường hợp nào không phải bồi thường thiệt hại về chất lượng sản phẩm, hàng hóa? Các thiệt hại nào phải bồi thường do hàng hóa không bảo đảm chất lượng?

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại về chất lượng sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng là gì?

Căn cứ theo Điều 59 Luật Chất lượng sản phẩm 2007 quy định nguyên tắc bồi thường thiệt hại về chất lượng sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng như sau:

- Thiệt hại do vi phạm quy định về chất lượng sản phẩm, hàng hóa phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời.

- Thiệt hại được bồi thường là thiệt hại được quy định tại Điều 60 Luật Chất lượng sản phẩm 2007, trừ trường hợp các bên tranh chấp có thỏa thuận khác.

Các trường hợp nào không phải bồi thường thiệt hại liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa?

Căn cứ theo quy định tại 62 Luật Chất lượng sản phẩm 2007 quy định các trường hợp không hải bồi thường thiệt hạị về chất lượng sản phẩm, hàng hóa như sau:

Người sản xuất, người nhập khẩu không phải bồi thường trong các trường hợp sau đây:

- Người bán hàng bán hàng hóa đã hết hạn sử dụng; người tiêu dùng sử dụng hàng hóa đã hết hạn sử dụng;

- Đã hết thời hiệu khiếu nại, khởi kiện;

- Đã thông báo thu hồi hàng hóa có khuyết tật đến người bán hàng, người sử dụng trước thời điểm hàng hóa gây thiệt hại;

- Sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật do tuân thủ quy định bắt buộc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Trình độ khoa học, công nghệ của thế giới chưa đủ để phát hiện khả năng gây mất an toàn của sản phẩm tính đến thời điểm hàng hóa gây thiệt hại;

- Thiệt hại phát sinh do lỗi của người bán hàng;

- Thiệt hại phát sinh do lỗi của người mua, người tiêu dùng.

Người bán hàng không phải bồi thường cho người mua, người tiêu dùng trong các trường hợp sau đây:

- Người tiêu dùng sử dụng hàng hóa đã hết hạn sử dụng;

- Đã hết thời hiệu khiếu nại, khởi kiện;

- Đã thông báo hàng hóa có khuyết tật đến người mua, người tiêu dùng nhưng người mua, người tiêu dùng vẫn mua, sử dụng hàng hóa đó;

- Hàng hóa có khuyết tật do người sản xuất, người nhập khẩu tuân thủ quy định bắt buộc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Trình độ khoa học, công nghệ của thế giới chưa đủ để phát hiện khả năng gây mất an toàn của hàng hóa tính đến thời điểm hàng hóa gây thiệt hại;

- Thiệt hại phát sinh do lỗi của người mua, người tiêu dùng

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về chất lượng sản phẩm, hàng hóa được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 61 Luật Chất lượng sản phẩm 2007 quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại về chất lượng sản phẩm, hàng hóa như sau:

- Người sản xuất, người nhập khẩu phải bồi thường thiệt hại cho người bán hàng hoặc người tiêu dùng khi hàng hóa gây thiệt hại do lỗi của người sản xuất, người nhập khẩu không bảo đảm chất lượng hàng hóa

Trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 62 Luật Chất lượng sản phẩm 2007

Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo thoả thuận giữa các bên có liên quan hoặc theo quyết định của toà án hoặc trọng tài.

- Người bán hàng phải bồi thường thiệt hại cho người mua, người tiêu dùng trong trường hợp thiệt hại phát sinh do lỗi của người bán hàng không bảo đảm chất lượng hàng hóa,

Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 62 Luật Chất lượng sản phẩm 2007

Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo thoả thuận giữa các bên có liên quan hoặc theo quyết định của toà án hoặc trọng tài.

Cá nhân có quyền khiếu nại hành vi hành chính của cơ quan nhà nước vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 64 Luật Chất lượng sản phẩm 2007 quy định như sau:

Khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa
1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại với cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền về quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền mà tổ chức, cá nhân cho là trái pháp luật hoặc về hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong lĩnh vực chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
2. Cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa của cơ quan, tổ chức, cá nhân gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
3. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về khiếu nại, tố cáo của mình.

Theo như quy định trên, cá nhân có quyền khiếu nại với cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền về quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước, mà cá nhân cho là trái pháp luật hoặc về hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong lĩnh vực chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}