Năm 2023 tiếp nhận tiền công đức phải mở tài khoản hoặc sổ ghi chép có đúng không? Tiếp nhận tiền công đức bằng chuyển khoản và tiền mặt như thế nào?
Tiền công đức có phải là nguồn tài chính để tổ chức lễ hội không?
Căn cứ vào Điều 4 Thông tư 04/2023/TT-BTC quy định như sau:
Nguồn tài chính để tổ chức lễ hội
1. Tiền công đức, tài trợ cho hoạt động lễ hội; hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước.
2. Thu từ hoạt động dịch vụ trong khu vực tổ chức lễ hội, bao gồm cho thuê địa điểm bán hàng lưu niệm, đồ ăn uống, quay phim, chụp ảnh, trông giữ xe, vận chuyển du khách và dịch vụ khác phù hợp với quy định của địa phương.
3. Tiền lãi phát sinh trên tài khoản tiền gửi mở tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại theo quy định.
4. Ngân sách nhà nước hỗ trợ đối với lễ hội truyền thống (nếu có)
Theo như quy định trên tiền công đức chính là nguồn tài trợ chính để tổ chức lễ hội.
Năm 2023 Tiếp nhận tiền công đức phải mở tài khoản hoặc sổ ghi chép có đúng không? (Hình từ internet)
Năm 2023 tiếp nhận tiền công đức phải mở tài khoản hoặc sổ ghi chép?
Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 04/2023/TT-BTC quy định như sau:
Tiếp nhận tiền công đức, tài trợ
1. Mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để phản ánh việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội theo hình thức chuyển khoản, phương thức thanh toán điện tử.
2. Tiếp nhận tiền mặt:
Cử người tiếp nhận, mở sổ ghi chép đầy đủ số tiền đã tiếp nhận. Đối với tiền trong hòm công đức (nếu có), định kỳ hằng ngày hoặc hằng tuần thực hiện kiểm đếm, ghi tổng số tiền tiếp nhận. Đối với các khoản tiền đặt không đúng nơi quy định, không phù hợp với việc thực hiện nếp sống văn minh tại di tích được thu gom để kiểm đếm hoặc bỏ vào hòm công đức để kiểm đếm chung.
Đối với số tiền mặt tạm thời chưa sử dụng thì gửi vào tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để bảo đảm việc quản lý an toàn, minh bạch các khoản công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội đã tiếp nhận.
3. Tiếp nhận giấy tờ có giá: Mở sổ ghi tên giấy tờ có giá, số tiền ghi trên giấy tờ có giá, tổ chức phát hành. Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý, sử dụng di tích chịu trách nhiệm về quản lý và sử dụng giấy tờ có giá, bao gồm thanh toán trước hạn hoặc thanh toán khi đến hạn, tùy theo yêu cầu quản lý và nguyện vọng của tổ chức, cá nhân hiến, tặng cho (nếu có).
4. Tiếp nhận kim khí quý, đá quý: Mở sổ ghi tên kim khí quý, đá quý và giá trị tương ứng theo tài liệu do tổ chức, cá nhân hiến, tặng cho cung cấp. Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý, sử dụng di tích chịu trách nhiệm về quản lý và sử dụng kim khí quý, đá quý, bao gồm tổ chức bán đấu giá, bán cho ngân hàng thương mại hoặc đưa vào lưu giữ, trưng bày tại di tích, tùy theo yêu cầu quản lý và nguyện vọng của tổ chức, cá nhân hiến, tặng cho (nếu có).
Theo quy định trên:
- Việc tiếp nhận tiền công đức đối với hình thức chuyển khoản, phương thức thanh toán điện tử phải mở tài khoản tiền gửi.
- Đối với tiếp nhận tiền mặt phải có sổ ghi chép.
Quy định về tiếp nhận tiền công đức bằng chuyển khoản và tiếp nhận tiền mặt như thế nào?
Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 04/2023/TT-BTC quy định về tiếp nhận tiền công đức bằng chuyển khoản và tiếp nhận tiền mặt như sau:
- Đối với tiền công đức theo hình thức chuyển khoản, phương thức thanh toán điện tử phải mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để phản ánh việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng tiền công đức,
- Trường hợp tiếp nhận tiền mặt:
+ Cử người tiếp nhận và mở sổ ghi chép đầy đủ số tiền đã tiếp nhận.
+ Đối với tiền trong hòm công đức, hằng ngày hoặc hằng tuần phải kiểm đếm, ghi tổng số tiền tiếp nhận.
+ Đối với các khoản tiền đặt không đúng nơi quy định, không phù hợp với nếp sống văn minh tại di tích thì được thu gom để kiểm đếm hoặc bỏ vào hòm công đức để kiểm đếm chung.
+ Đối với tiền mặt tạm thời chưa sử dụng thì gửi vào tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để bảo đảm an toàn, minh bạch.
- Trường hợp tiếp nhận giấy tờ có giá: Mở sổ ghi tên giấy tờ có giá, số tiền ghi trên giấy tờ có giá, tổ chức phát hành.
Cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý, sử dụng di tích chịu trách nhiệm về quản lý và sử dụng giấy tờ có giá, bao gồm thanh toán trước hạn hoặc thanh toán khi đến hạn, tùy theo yêu cầu quản lý và nguyện vọng của tổ chức, cá nhân hiến, tặng cho.
- Trường hợp tiếp nhận kim khí quý, đá quý: Mở sổ ghi tên kim khí quý, đá quý và giá trị tương ứng theo tài liệu do cá nhân, tổ chức hiến, tặng cho cung cấp.
Cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý, sử dụng di tích chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng kim khí quý, đá quý, bao gồm tổ chức bán đấu giá, bán cho ngân hàng thương mại hoặc đưa vào lưu giữ, trưng bày tùy theo yêu cầu quản lý và nguyện vọng của cá nhân, tổ chức hiến, tặng cho.
Thông tư 04/2023/TT-BTC sẽ có hiệu lực từ ngày 19/03/2023.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;