Việc nhập khẩu và xuất khẩu vật nuôi và sản phẩm chăn nuôi được quy định như thế nào theo quy định hiện nay?
Dự báo thị trường sản phẩm chăn nuôi được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 76 Luật Chăn nuôi 2018 quy định như sau:
Dự báo thị trường sản phẩm chăn nuôi
1. Hằng năm, Bộ Công Thương dự báo nhu cầu thị trường về sản phẩm chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo nguồn cung sản phẩm chăn nuôi; công bố trên bản tin chuyên ngành, phương tiện thông tin đại chúng.
2. Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cập nhật giá và thị trường sản phẩm chăn nuôi trong nước theo tuần, thị trường quốc tế theo tháng và theo yêu cầu quản lý nhà nước, công bố trên bản tin chuyên ngành, phương tiện thông tin đại chúng.
Như vậy, hằng năm, Bộ Công Thương dự báo nhu cầu thị trường về sản phẩm chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo nguồn cung sản phẩm chăn nuôi; công bố trên bản tin chuyên ngành, phương tiện thông tin đại chúng.
Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cập nhật giá và thị trường sản phẩm chăn nuôi trong nước theo tuần, thị trường quốc tế theo tháng và theo yêu cầu quản lý nhà nước, công bố trên bản tin chuyên ngành, phương tiện thông tin đại chúng.
Việc nhập khẩu và xuất khẩu vật nuôi và sản phẩm chăn nuôi được quy định như thế nào theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet)
Sản phẩm chăn nuôi và vật nuôi nào được xuất khẩu?
Căn cứ tại Điều 77 Luật Chăn nuôi 2018 quy định nội dung này như sau:
Xuất khẩu vật nuôi và sản phẩm chăn nuôi
1. Tổ chức, cá nhân được phép xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi và vật nuôi không thuộc Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu.
2. Hồ sơ, chất lượng vật nuôi và sản phẩm chăn nuôi xuất khẩu theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân, nước nhập khẩu và phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.
Như vậy, tổ chức, cá nhân được phép xuất khẩu tất cả các sản phẩm chăn nuôi và vật nuôi không thuộc Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu.
Vật nuôi và sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu phải đáp ứng yêu cầu gì?
Căn cứ tại Điều 78 Luật Chăn nuôi 2018 quy định nội dung này như sau:
Nhập khẩu vật nuôi và sản phẩm chăn nuôi
1. Vật nuôi và sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu phải có hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đáp ứng chất lượng, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh theo quy định của pháp luật.
2. Trước khi vào lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại cửa khẩu theo quy định, vật nuôi, sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu phải được kiểm tra về chất lượng, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, quyết định kiểm tra về văn bản pháp luật, hệ thống tổ chức thực thi, điều kiện sản xuất, kinh doanh vật nuôi và sản phẩm chăn nuôi tại nước xuất xứ theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trong trường hợp sau đây:
a) Đánh giá để thừa nhận lẫn nhau;
b) Vật nuôi và sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu lần đầu từ nước xuất xứ;
c) Phát hiện nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng, môi trường, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh của sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu vào Việt Nam;
d) Trường hợp sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu có nguy cơ cao về an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh phải tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất, cung cấp tại nước xuất xứ trước khi cho phép nhập khẩu.
4. Sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu vi phạm pháp luật về chất lượng, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh phải được thu hồi, xử lý theo quy định của pháp luật.
5. Chính phủ quy định chi tiết điểm d khoản 3 Điều này; việc nhập khẩu vật nuôi sống làm thực phẩm và cửa khẩu được phép tiếp nhận vật nuôi sống nhập khẩu vào Việt Nam.
Như vậy, vật nuôi và sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu phải có hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đáp ứng chất lượng, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh theo quy định của pháp luật.
Bảo quản sản phẩm chăn nuôi như thế nào?
Căn cứ tại Điều 75 Luật Chăn nuôi 2018 quy định như sau:
Bảo quản sản phẩm chăn nuôi
1. Việc bảo quản sản phẩm chăn nuôi tại cơ sở sơ chế, chế biến, nơi bày bán và trong vận chuyển phải thực hiện theo quy định của pháp luật về thú y, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường.
2. Không sử dụng phụ gia, chất hỗ trợ bảo quản sản phẩm chăn nuôi đã quá thời hạn sử dụng, ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc trong danh mục được phép sử dụng nhưng vượt quá giới hạn cho phép; hóa chất không rõ nguồn gốc, hóa chất bị cấm sử dụng để bảo quản sản phẩm chăn nuôi theo quy định của pháp luật.
3. Ghi rõ thời gian, thời hạn và quy định kỹ thuật trong bảo quản sản phẩm chăn nuôi để người sử dụng sản phẩm chăn nuôi biết.
Theo đó, việc bảo quản sản phẩm chăn nuôi tại cơ sở sơ chế, chế biến, nơi bày bán và trong vận chuyển phải thực hiện theo quy định của pháp luật về thú y, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường.
- Không sử dụng phụ gia, chất hỗ trợ bảo quản sản phẩm chăn nuôi đã quá thời hạn sử dụng, ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc trong danh mục được phép sử dụng nhưng vượt quá giới hạn cho phép; hóa chất không rõ nguồn gốc, hóa chất bị cấm sử dụng để bảo quản sản phẩm chăn nuôi theo quy định của pháp luật.
- Ghi rõ thời gian, thời hạn và quy định kỹ thuật trong bảo quản sản phẩm chăn nuôi để người sử dụng sản phẩm chăn nuôi biết.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;