Miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực tư pháp khi có hơn 50% thành viên của Hội đồng kiến nghị?
- Phải có hơn một nửa số thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực tư pháp kiến nghị bằng văn bản thì mới được miễn nhiệm đối với thành viên Hội đồng quản lý?
- Quy trình thực hiện việc miễn nhiễm thành viên của Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực tư pháp được thực hiện như thế nào?
- Hồ sơ miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực tư pháp gồm có những thành phần nào?
- Ai là người có thẩm quyền quyết định miễn nhiệm thành viên của Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực tư pháp?
Phải có hơn một nửa số thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực tư pháp kiến nghị bằng văn bản thì mới được miễn nhiệm đối với thành viên Hội đồng quản lý?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 18 Thông tư 04/2022/TT-BTP quy định như sau:
“Điều 18. Miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý
1. Miễn nhiệm thành viên của Hội đồng quản lý nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Có đề nghị bằng văn bản của cá nhân xin thôi tham gia Hội đồng quản lý;
b) Bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
c) Không đủ sức khỏe để đảm nhiệm công việc được giao, đã phải nghỉ làm việc để điều trị bệnh quá 06 tháng mà khả năng lao động chưa phục hồi;
d) Bị Tòa án kết tội bằng bản án có hiệu lực pháp luật;
đ) Có trên 50% tổng số thành viên của Hội đồng quản lý kiến nghị bằng văn bản đề nghị miễn nhiệm;
e) Có các vi phạm khác đã quy định tại quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập, quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý;
g) Chuyển công tác hoặc nghỉ hưu, thôi việc.”
Như vậy, thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực tư pháp sẽ được miễn nhiệm khi thuộc một trong số các trường hợp được liệt kê theo quy định nêu trên.
Theo đó, đối với trường hợp đề nghị miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực tư pháp bằng văn bản thì việc miễm nhiệm chỉ được thực hiện khi có trên 50% tổng số thành viên Hội đồng quản lý kiến nghị bằng văn bản.
Miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực tư pháp khi có hơn 50% thành viên của Hội đồng kiến nghị? (Hình từ Internet)
Quy trình thực hiện việc miễn nhiễm thành viên của Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực tư pháp được thực hiện như thế nào?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 18 Thông tư 04/2022/TT-BTP quy định như sau:
“Điều 18. Miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý
...
2. Khi Chủ tịch hoặc các thành viên khác của Hội đồng quản lý thuộc một trong các trường hợp miễn nhiệm, Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch (nếu có) hoặc Thư ký (trong trường hợp miễn nhiệm Chủ tịch và Hội đồng quản lý không có Phó Chủ tịch) Hội đồng quản lý tổ chức họp Hội đồng để thảo luận, thống nhất, xin ý kiến cấp ủy cùng cấp và gửi Hồ sơ đến cơ quan thẩm định báo cáo người có thẩm quyền bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản lý tại Điều 16 Thông tư này để xem xét miễn nhiệm Chủ tịch hoặc thành viên Hội đồng quản lý.
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập có đơn vị cấp trên trực tiếp quản lý, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập gửi Hồ sơ đề nghị miễn nhiệm đến cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp để cơ quan thẩm định báo cáo người có thẩm quyền bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản lý tại Điều 16 Thông tư này xem xét miễn nhiệm Chủ tịch hoặc thành viên Hội đồng quản lý.”
Theo đó, việc miễn nhiệm chủ tịch hoặc các thành viên của Hội đồng quản lý đơn vị sự nghệp công lập trong lĩnh vực tư pháp được thực hiện theo quy định nêu trên.
Hồ sơ miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực tư pháp gồm có những thành phần nào?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 18 Thông tư 04/2022/TT-BTP quy định như sau:
“Điều 18. Miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý
…
3. Hồ sơ đề nghị miễn nhiệm:
a) Văn bản đề nghị miễn nhiệm của Hội đồng quản lý, trong đó nêu rõ lý do miễn nhiệm và đề nghị bằng văn bản của cá nhân xin thôi tham gia Hội đồng quản lý trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Văn bản của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của đơn vị sự nghiệp công lập đề nghị miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý (nếu có đơn vị cấp trên trực tiếp);
c) Nghị quyết, Biên bản họp Hội đồng quản lý;
d) Ý kiến bằng văn bản của cấp ủy cùng cấp về việc miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý;
đ) Các văn bản, tài liệu khác có liên quan (nếu có).”
Theo đó, khi tiến hành miễn nhiệm thành viên của Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực tư pháp thì cần phải chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm các thành phần theo quy định nói trên.
Ai là người có thẩm quyền quyết định miễn nhiệm thành viên của Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực tư pháp?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 18 Thông tư 04/2022/TT-BTP quy định như sau:
“Điều 18. Miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý
…
4. Người có thẩm quyền bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản lý tại Điều 16 Thông tư này xem xét, quyết định miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý.”
Theo đó, người có thẩm quyền quyết định miễn nhiệm thành viên của Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực tư pháp là người đã bổ nhiệm thành viên của Hội đồng quản lý.
Trên đây là những quy định về quy trình thực hiện việc miễn nhiệm thành viên của Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực tư pháp theo Thông tư 04/2022/TT-BTP.
Thông tư 04/2022/TT-BTP sẽ có hiệu lực kể từ ngày 05/8/2022.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;