Việt Nam đã hoàn thành tiêm chủng 221 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 trong 05 tháng đầu năm 2022?

Ngày 8/6/2022 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 77/NQ-CP năm 2022. Trong Nghị quyết này, Chính phủ đã có những đánh giá về tình hình kinh tế, xã hội trong 05 tháng đầu năm 2022. Vậy kết quả đánh giá gồm những nội dung gì?

Việt Nam đạt mốc xuất siêu 516 triệu đô trong 05 tháng đầu năm 2022?

Căn cứ vào Mục I Nghị quyết 77/NQ-CP năm 2022 do Chính phủ ban hành ngày 8/6/2022 đã có những đánh giá về kết quả trong 5 tháng đầu năm 2022 sau đây:

Kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 tăng 0,38% so với tháng trước và bình quân 5 tháng tăng 2,25% so với cùng kỳ năm trước, thị trường tiền tệ, mặt bằng lãi suất, tỷ giá cơ bản ổn định. Các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm. Thu ngân sách nhà nước 5 tháng ước đạt 57,1% dự toán năm, tăng 18,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó thu nội địa ước đạt 54,9% dự toán, tăng 14,9%. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 5 tăng 14,5%, tính chung 5 tháng đạt 305,1 tỷ USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 16,3%, xuất siêu 516 triệu USD.

Theo đó, mặc dù đã trãi qua một khoảng thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 thế nhưng trong 05 tháng đầu năm 2022 thì Việt Nam đã đạt được những thành công theo đánh giá như trên.

Việt Nam đã hoàn thành tiêm chủng 221 triệu liều vắc xin phòng cocid-19 trong 05 tháng đầu năm 2022?

Việt Nam đã hoàn thành tiêm chủng 221 triệu liều vắc xin phòng cocid-19 trong 05 tháng đầu năm 2022?

Trong 05 tháng đầu năm 2022, Việt Nam đã hoàn thành tiêm 221 triệu liều vắc xin phòng COVID-19?

Căn cứ vào Mục I Nghị quyết 77/NQ-CP năm 2022 do Chính phủ ban hành ngày 8/6/2022 đã ghi nhận những thành quả trong công tác tiêm ngừa vắc xin phòng covid-19 như sau:

Dịch bệnh COVID-19 tiếp tục được kiểm soát tốt trên phạm vi cả nước; số ca mắc mới, số ca nặng giảm sâu, đặc biệt ghi nhận nhiều ngày không có ca tử vong. Đã hoàn thành tiêm trên 221 triệu liều vắc-xin; bảo đảm cung ứng đầy đủ, kịp thời và ngày càng chủ động hơn thuốc điều trị COVID-19. Công tác an sinh xã hội được chú trọng; đời sống người dân được bảo đảm; hoạt động chăm lo cho các đối tượng chính sách, khó khăn, người nghèo, người lao động được triển khai chu đáo, hiệu quả. Các hoạt động văn hóa, xã hội, nghệ thuật, vui chơi giải trí phục hồi mạnh mẽ. Thị trường du lịch mở cửa lại, khách quốc tế đến Việt Nam tháng 5 tăng 70,6% so với tháng trước, tính chung 5 tháng gấp 4,5 lần cùng kỳ. Sea Games 31 được tổ chức chu đáo, chuyên nghiệp, thành công trên nhiều phương diện; đoàn Việt Nam dẫn đầu các nước và phá kỷ lục về số lượng huy chương vàng. Các hoạt động kỷ niệm 132 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh được tổ chức thiết thực, hiệu quả, góp phần đẩy mạnh thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Như vậy, kết quả thực hiện công tác phòng chống covid-19 đã đạt được những thành quả theo đánh giá trên. Ngoài ra, trong 5 tháng đầu năm 2022 cũng đã đạt được những thành công nhất định về hoạt động văn hóa, xã hội và ghi nhận về sự thành công trong công tác tổ chức Seagame 31.

Nhiệm vụ của các cơ quan địa phương trong việc nổ lực khắc phục và vượt qua khó khăn thực hiện chỉ tiêu năm 2022?

Theo Mục I Nghị quyết 77/NQ-CP năm 2022 do Chính phủ ban hành ngày 8/6/2022 đã yêu cầu các nội dung thực hiện của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan địa phương như sau:

- Đề cao trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao, nhất là các nhiệm vụ thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Chương trình phòng, chống dịch COVID-19, các đề án, báo cáo trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao; bảo đảm chất lượng, thực hiện đầy đủ trách nhiệm tham mưu, nêu rõ chính kiến và đúng thời hạn quy định. Khẩn trương triển khai các Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII và của Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV ngay sau khi được ban hành

- Các Thành viên Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, có trách nhiệm tham dự đầy đủ các buổi họp, thảo luận tại hội trường Quốc hội theo chương trình Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV; chủ động tham gia báo cáo, giải trình, làm rõ những vấn đề được đại biểu Quốc hội, cử trị, xã hội quan tâm; phối hợp với các cơ quan của Quốc hội, cơ quan liên quan để xử lý các vấn đề phát sinh, nhất là các vấn đề cần báo cáo xin ý kiến cấp có thẩm quyền.

- Bộ, cơ quan được giao chủ trì soạn thảo các văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần ưu tiên nguồn lực, sớm hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành bảo đảm chất lượng, đúng tiến độ; trong đó khẩn trương trình ban hành các văn bản quy định chi tiết các Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù đối với thành phố Cần Thơ và tỉnh Thừa Thiên - Huế.

- Các bộ: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và cơ quan liên quan tiếp tục theo dõi sát tình hình quốc tế, khu vực, diễn biến xung đột tại U-crai-na, dịch bệnh COVID-19, việc điều chỉnh chính sách của các nước, nhất là chính sách tài khóa, tiền tệ, thương mại, đầu tư để chủ động phân tích, dự báo, kịp thời đề xuất, triển khai các giải pháp phù hợp, ứng phó với các vấn đề phát sinh, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô cả trong ngắn hạn và trung, dài hạn, thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

- Tiếp tục triển khai đồng bộ, hiệu quả Chương trình phòng, chống dịch COVID-19; chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực ứng phó với dịch bệnh trong mọi tình huống, không để bị động, bất ngờ.

- Rà soát, tháo gỡ các rào cản, vướng mắc cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh; đẩy nhanh thực hiện lộ trình cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, giảm chi phí xã hội, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Tập trung hoàn thiện, báo cáo cấp có thẩm quyền phương án xử lý các vấn đề tồn đọng, dự án, doanh nghiệp kém hiệu quả.

- Tập trung triển khai 03 Chương trình mục tiêu quốc gia: xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025; giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Các Bộ: Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nội vụ, Tài chính theo chức năng, nhiệm vụ được giao khẩn trương đề xuất giải pháp cụ thể đối với các chính sách đã ban hành áp dụng tại địa bàn các xã khu vực II, khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 - 2020 nay không còn nằm trong danh sách các xã khu vực II, khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025; báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong tháng 7 năm 2022.

- Triển khai quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp về sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn và cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo đúng chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2022, quy định của pháp luật và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg ngày 02 tháng 7 năm 2021, Quyết định số 360/QĐ-TTg ngày 17 tháng 3 năm 2022, Công điện số 478/CĐ-TTg ngày 27 tháng 5 năm 2022.

- Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) chỉ đạo các địa phương, lực lượng chức năng tiếp tục nắm tình hình, tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả (nhất là các mặt hàng xăng dầu, thuốc lá) tại các tuyến, biên giới, địa bàn trọng điểm; xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định.

- Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) chỉ đạo các địa phương, lực lượng chức năng tiếp tục nắm tình hình, tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả (nhất là các mặt hàng xăng dầu, thuốc lá) tại các tuyến, biên giới, địa bàn trọng điểm; xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định.

- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Thủ tướng | Chính phủ hồ sơ dự thảo Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo quy định, đồng gửi hồ sơ đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát tổng thể hồ sơ và dự thảo Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh và có ý kiến | bằng văn bản, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

- Các địa phương thường xuyên theo dõi, bám sát diễn biến của thị trường vật liệu xây dựng để kịp thời cập nhật, điều chỉnh, công bố giá vật liệu xây dựng, chỉ số giá xây dựng theo mặt bằng giá thị trường để tháo gỡ vướng mắc cho các dự án trọng điểm; xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, nâng giá, ép giá.

Như vậy, các bộ, cơ quan ngang bộ và chính quyền địa phương cần triển khai thực hiện nhiệm vụ theo nội dung đã được quy định như trên.

Lê Nhựt Hào

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

36 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}