Viết đoạn văn tả về ngôi nhà của em lớp 3? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình giáo dục phổ thông thế nào?
Viết đoạn văn tả về ngôi nhà của em lớp 3?
Tham khảo đoạn văn kể về một ngày hội mà em đã chứng kiến hoặc tham gia lớp 3 dưới đây:
Viết đoạn văn tả về ngôi nhà của em lớp 3 ngắn gọn - Mẫu số 1
Gia đình em sinh sống trong một căn hộ chung cư trên tầng mười, với không gian ấm cúng gồm ba phòng ngủ, một phòng khách, một phòng bếp và hai phòng tắm. Ngoài ra, còn có một góc nhỏ dành riêng cho máy giặt và phơi đồ, giúp tối ưu diện tích. Bên cạnh phòng khách là một ban công xinh xắn, nơi mẹ em thỏa sức trồng đủ loại hoa cỏ rực rỡ, tạo nên một góc xanh mát và tràn đầy sức sống. Do diện tích căn hộ không quá rộng, bố đã thiết kế những chiếc kệ lớn để lưu trữ đồ đạc, giúp không gian luôn gọn gàng và ngăn nắp. Sau một ngày dài học tập và làm việc mệt mỏi, ngôi nhà chính là nơi ấm áp nhất, nơi mà cả gia đình em luôn mong được trở về, quây quần bên nhau trong những phút giây hạnh phúc. |
Viết đoạn văn tả về ngôi nhà của em lớp 3 ngắn gọn - Mẫu số 2
Ngôi nhà của em nằm giữa một khu vườn nhỏ xinh, lúc nào cũng tràn ngập sắc xanh của cây lá. Đó là một ngôi nhà một tầng với mái ngói đỏ tươi, nổi bật rực rỡ dưới ánh nắng. Bức tường được sơn màu vàng nhạt, tạo cảm giác ấm áp như một tổ chim nhỏ bình yên. Trước nhà là một khoảng sân rộng, nơi em và anh trai thường vui đùa mỗi buổi chiều. Ba em trồng một giàn hoa giấy rực rỡ ngay trước sân, mỗi khi gió nhẹ thoảng qua, những cánh hoa mềm mại khẽ bay, tô điểm cho không gian thêm thơ mộng. Bước vào phòng khách, ấn tượng đầu tiên là bộ bàn ghế gỗ bóng loáng cùng một tủ sách nhỏ của mẹ, nơi chứa đựng bao cuốn sách hay. Phòng ngủ của em được mẹ trang trí bằng giấy dán tường in hình bầu trời, với vô số ngôi sao lấp lánh như một dải ngân hà thu nhỏ. Ngôi nhà không chỉ là nơi che nắng che mưa, mà còn là chốn bình yên, nơi chất chứa những yêu thương và kỷ niệm gia đình. Em yêu ngôi nhà của mình biết bao! |
Viết đoạn văn tả về ngôi nhà của em lớp 3? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình giáo dục phổ thông thế nào? (Hình từ Internet)
Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình giáo dục phổ thông thế nào?
Căn cứ theo Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình môn Ngữ Văn có nêu rõ đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình giáo dục phổ thông như sau:
Ngữ văn là môn học thuộc lĩnh vực Giáo dục ngôn ngữ và văn học, được học từ lớp 1 đến lớp 12. Ở cấp tiểu học, môn học này có tên là Tiếng Việt; ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông có tên là Ngữ văn.
Ngữ văn là môn học mang tính công cụ và tính thẩm mĩ - nhân văn; giúp học sinh có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở để học tập tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường; đồng thời cũng là công cụ quan trọng để giáo dục học sinh những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc; phát triển ở học sinh những cảm xúc lành mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha,...
Thông qua các văn bản ngôn từ và những hình tượng nghệ thuật sinh động trong các tác phẩm văn học, bằng hoạt động đọc, viết, nói và nghe, môn Ngữ văn có vai trò to lớn trong việc giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp cũng như các năng lực cốt lõi để sống và làm việc hiệu quả, để học suốt đời.
Nội dung môn Ngữ văn mang tính tổng hợp, bao gồm cả tri thức văn hoá, đạo đức, triết học,... liên quan tới nhiều môn học và hoạt động giáo dục khác như Lịch sử, Địa lí, Nghệ thuật, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ, Tự nhiên và Xã hội, Hoạt động trải nghiệm, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp,… Môn Ngữ văn cũng liên quan mật thiết với cuộc sống; giúp học sinh biết quan tâm, gắn bó hơn với đời sống thường nhật, biết liên hệ và có kĩ năng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn.
Nội dung cốt lõi của môn học bao gồm các mạch kiến thức và kĩ năng cơ bản, thiết yếu về tiếng Việt và văn học, đáp ứng các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh ở từng cấp học; được phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.
Giai đoạn giáo dục cơ bản: Chương trình được thiết kế theo các mạch chính tương ứng với các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. Kiến thức tiếng Việt và văn học được tích hợp trong quá trình dạy học đọc, viết, nói và nghe. Các ngữ liệu được lựa chọn và sắp xếp phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh ở mỗi cấp học.
Mục tiêu của giai đoạn này là giúp học sinh sử dụng tiếng Việt thành thạo để giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống và học tập tốt các môn học, hoạt động giáo dục khác; hình thành và phát triển năng lực văn học, một biểu hiện của năng lực thẩm mĩ; đồng thời bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm để học sinh phát triển về tâm hồn, nhân cách.
Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: Chương trình củng cố và phát triển các kết quả của giai đoạn giáo dục cơ bản, giúp học sinh nâng cao năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học, nhất là tiếp nhận văn bản văn học; tăng cường kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận, văn bản thông tin có độ phức tạp hơn về nội dung và kĩ thuật viết; trang bị một số kiến thức lịch sử văn học, lí luận văn học có tác dụng thiết thực đối với việc đọc và viết về văn học; tiếp tục bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, tâm hồn, nhân cách để học sinh trở thành người công dân có trách nhiệm.
Ngoài ra, trong mỗi năm, những học sinh có định hướng khoa học xã hội và nhân văn được chọn học một số chuyên đề học tập. Các chuyên đề này nhằm tăng cường kiến thức về văn học và ngôn ngữ, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đáp ứng sở thích, nhu cầu và định hướng nghề nghiệp của học sinh.
Quy định cơ cấu tổ chức của cơ sở giáo dục nghề nghiệp như thế nào?
Cơ cấu tổ chức của cơ sở giáo dục nghề nghiệp được quy định tại Điều 10 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014, cụ thể như sau:
- Cơ cấu tổ chức của trường trung cấp, trường cao đẳng công lập, tư thục bao gồm:
+ Hội đồng trường đối với trường trung cấp, trường cao đẳng công lập; hội đồng quản trị đối với trường trung cấp, trường cao đẳng tư thục;
+ Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng;
+ Các phòng hoặc bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ;
+ Các khoa, bộ môn;
+ Các hội đồng tư vấn;
+ Phân hiệu; tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ; tổ chức phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (nếu có).
- Cơ cấu tổ chức của trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập, tư thục bao gồm:
+ Giám đốc, phó giám đốc;
+ Các phòng hoặc bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ;
+ Các tổ bộ môn;
+ Các hội đồng tư vấn;
+ Các đơn vị phục vụ đào tạo; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (nếu có).
- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được tự chủ về cơ cấu tổ chức.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail [email protected];