Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống trình bày ý kiến phản đối ý nghĩa như thế nào? Môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT có đặc điểm ra sao?
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống trình bày ý kiến phản đối ý nghĩa như thế nào?
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống trình bày ý kiến phản đối ý nghĩa như sau:
BÀI 1
Nhiều người cho rằng thời gian là vô hạn. Từ đó, họ không biết trân trọng mà sử dụng thời gian một cách lãng phí. Thời gian đúng là vô hạn, nhưng thời gian của con người là hữu hạn. Thời gian là một khái niệm trừu tượng. Con người không thể cảm nhận được bằng cách cầm nắm hay nhìn thấy. Mà chỉ cảm nhận được sự chảy trôi của thời gian theo sự thay đổi của vạn vật xung quanh. Nó không đứng yên mà luôn chuyển động không ngừng. Bởi vậy, nếu thời gian đã qua đi, sẽ không thể quay lại. Và cho dù có rất nhiều tiền bạc cũng không thể mua được thời gian. Bởi vậy, chúng ta cần học cách trân trọng thời gian. Mỗi khoảng thời gian qua đi, con người sẽ có thêm nhiều trải nghiệm. Chúng ta có thể tích lũy thêm được nhiều giá trị tốt đẹp: kiến thức, kĩ năng sống, kinh nghiệm, cách sống… Nhưng cũng có thể phải đối mặt với những đau khổ, mất mát hay chia ly. Nhờ đó mà con người thêm trưởng thành hơn, bản lĩnh hơn giữa cuộc đời nhiều chông gai. Có ai đó đã từng nói rằng: “Thời gian có thể chữa lành mọi vết thương” quả là không sai. Đôi khi, thời gian cũng giúp con người quên đi những sai lầm, mất mát trong quá khứ. ...Xem tiếp... |
BÀI 2
Có người cho rằng ô nhiễm môi trường không ảnh hưởng đến cuộc sống của con người, vì vậy không cần thiết phải bảo vệ môi trường. Suy nghĩ này là hoàn toàn sai lầm. Bởi thực tế, môi trường và cuộc sống của con người có sự gắn bó mật thiết. Nếu như chúng ta không có ý thức bảo vệ môi trường thì đời sống của con người sẽ bị tổn hại rất lớn. Để hiểu được mối quan hệ giữa môi trường và con người, trước tiên chúng ta cần hiểu được môi trường là gì? Có thể hiểu một cách đơn giản nhất, môi trường là tất cả những điều kiện vật chất bao quanh sự sống của con người bao gồm đất, nước, không khí… Môi trường có vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người. Trước hết, môi trường đã cung cấp những điều kiện vật chất cho cuộc sống con người như không khí để thở, nước để uống, cây xanh cung cấp oxy. Ngoài ra nó còn giúp bảo vệ sức khỏe con người. Môi trường trong lành ngăn cản sự phát triển của các vi sinh vật có hại (không khí sạch ngăn cản vi khuẩn, virus, nước sạch ngăn cản của bọ gậy, muỗi...). Và ngược lại, nếu môi trường bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người. ...Xem tiếp... |
BÀI 3
Học tập có một vai trò rất quan trọng. Nhưng nhiều người lại lười biếng, cho rằng việc học tập là không cần thiết. Quan điểm trên là hết sức sai lầm. Đầu tiên, học là sự thu nhận kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện thành kỹ năng, nhận thức. Không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của việc học tập. Học tập mang lại cho học sinh rất nhiều lợi ích to lớn. Trước hết là nó cung cấp nguồn tri thức vô tận, kết nối bản thân và thế giới, giúp con người thành công trong cuộc sống. Không học tập thì không thể làm được điều gì lớn lao. ...Xem tiếp... |
BÀI 4
Tục ngữ được coi là “chiếc túi khôn” của nhân loại khi đã đúc kết được những kinh nghiệm quý báu từ đời trước. Ông cha ta có câu “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” để gửi gắm bài học giá trị. Tuy nhiên, câu tục ngữ trên cũng không hoàn toàn đúng đắn. Đầu tiên, chúng ta cần phải hiểu ý nghĩa của câu “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Về nghĩa đen, “mực” là loại chất lỏng có màu, sử dụng cùng với bút để viết được chữ; còn “đèn” là một đồ vật dùng để thắp sáng. Về nghĩa bóng, “mực” chỉ những điều xấu xa; còn “đèn” chỉ những điều tốt đẹp. Như vậy, ý nghĩa của câu tục ngữ là một người khi thường xuyên tiếp xúc với người xấu thì ta sẽ bị nhiễm thói hư tật xấu, còn nếu tiếp xúc với những người tốt ta sẽ học hỏi và học được nhiều điều hay từ họ. Qua đó, câu tục ngữ muốn khuyên nhủ thế hệ sau phải biết học hỏi những điều tốt đẹp, đúng đắn và tránh xa những cái xấu xa, không lành mạnh. ...Xem tiếp... |
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống trình bày ý kiến phản đối ý nghĩa như trên.
Thông tin mang tính chất tham khảo.
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống trình bày ý kiến phản đối ý nghĩa như thế nào? Môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT có đặc điểm ra sao? (Hình ảnh Internet)
Môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT có đặc điểm ra sao?
Căn cứ theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình môn Ngữ Văn có nêu rõ đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình giáo dục phổ thông như sau:
Ngữ văn là môn học thuộc lĩnh vực Giáo dục ngôn ngữ và văn học, được học từ lớp 1 đến lớp 12. Ở cấp tiểu học, môn học này có tên là Tiếng Việt; ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông có tên là Ngữ văn.
Ngữ văn là môn học mang tính công cụ và tính thẩm mĩ - nhân văn; giúp học sinh có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở để học tập tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường; đồng thời cũng là công cụ quan trọng để giáo dục học sinh những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc; phát triển ở học sinh những cảm xúc lành mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha,...
Thông qua các văn bản ngôn từ và những hình tượng nghệ thuật sinh động trong các tác phẩm văn học, bằng hoạt động đọc, viết, nói và nghe, môn Ngữ văn có vai trò to lớn trong việc giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp cũng như các năng lực cốt lõi để sống và làm việc hiệu quả, để học suốt đời.
Nội dung môn Ngữ văn mang tính tổng hợp, bao gồm cả tri thức văn hoá, đạo đức, triết học,... liên quan tới nhiều môn học và hoạt động giáo dục khác như Lịch sử, Địa lí, Nghệ thuật, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ, Tự nhiên và Xã hội, Hoạt động trải nghiệm, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp,… Môn Ngữ văn cũng liên quan mật thiết với cuộc sống; giúp học sinh biết quan tâm, gắn bó hơn với đời sống thường nhật, biết liên hệ và có kĩ năng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn.
Nội dung cốt lõi của môn học bao gồm các mạch kiến thức và kĩ năng cơ bản, thiết yếu về tiếng Việt và văn học, đáp ứng các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh ở từng cấp học; được phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.
Giai đoạn giáo dục cơ bản: Chương trình được thiết kế theo các mạch chính tương ứng với các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. Kiến thức tiếng Việt và văn học được tích hợp trong quá trình dạy học đọc, viết, nói và nghe. Các ngữ liệu được lựa chọn và sắp xếp phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh ở mỗi cấp học.
Mục tiêu của giai đoạn này là giúp học sinh sử dụng tiếng Việt thành thạo để giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống và học tập tốt các môn học, hoạt động giáo dục khác; hình thành và phát triển năng lực văn học, một biểu hiện của năng lực thẩm mĩ; đồng thời bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm để học sinh phát triển về tâm hồn, nhân cách.
Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: Chương trình củng cố và phát triển các kết quả của giai đoạn giáo dục cơ bản, giúp học sinh nâng cao năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học, nhất là tiếp nhận văn bản văn học; tăng cường kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận, văn bản thông tin có độ phức tạp hơn về nội dung và kĩ thuật viết; trang bị một số kiến thức lịch sử văn học, lí luận văn học có tác dụng thiết thực đối với việc đọc và viết về văn học; tiếp tục bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, tâm hồn, nhân cách để học sinh trở thành người công dân có trách nhiệm.
Ngoài ra, trong mỗi năm, những học sinh có định hướng khoa học xã hội và nhân văn được chọn học một số chuyên đề học tập. Các chuyên đề này nhằm tăng cường kiến thức về văn học và ngôn ngữ, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đáp ứng sở thích, nhu cầu và định hướng nghề nghiệp của học sinh.
Mục tiêu chung môn Ngữ Văn trong chương trình giáo dục phổ thông như thế nào?
Căn cứ theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình môn Ngữ Văn có nêu rõ mục tiêu chung môn Ngữ Văn trong chương trình giáo dục phổ thông như sau:
- Hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm; bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách và phát triển cá tính.
Môn Ngữ văn giúp học sinh khám phá bản thân và thế giới xung quanh, thấu hiểu con người, có đời sống tâm hồn phong phú, có quan niệm sống và ứng xử nhân văn; có tình yêu đối với tiếng Việt và văn học; có ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc, góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị văn hoá Việt Nam; có tinh thần tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại và khả năng hội nhập quốc tế.
- Góp phần giúp học sinh phát triển các năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Đặc biệt, môn Ngữ văn giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học: rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe; có hệ thống kiến thức phổ thông nền tảng về tiếng Việt và văn học, phát triển tư duy hình tượng và tư duy logic, góp phần hình thành học vấn căn bản của một người có văn hoá; biết tạo lập các văn bản thông dụng; biết tiếp nhận, đánh giá các văn bản văn học nói riêng, các sản phẩm giao tiếp và các giá trị thẩm mĩ nói chung trong cuộc sống.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;