Viết 4 5 câu kể về một việc em thích làm trong ngày nghỉ? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?

Viết 4 5 câu kể về một việc em thích làm trong ngày nghỉ? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?

Viết 4 5 câu kể về một việc em thích làm trong ngày nghỉ?

Viết 4 5 câu kể về một việc em thích làm trong ngày nghỉ như sau:

Viết 4 5 câu kể về một việc em thích làm trong ngày nghỉ

Mẫu 1 – Đi chơi công viên

Trong ngày nghỉ, em thích nhất là được đi chơi công viên với gia đình. Ở đó, em có thể chạy nhảy thoải mái, chơi cầu trượt và ngắm những chú chim hót líu lo trên cành cây. Bố mẹ thường ngồi trên ghế đá, vừa trò chuyện vừa theo dõi em chơi đùa. Sau đó, cả nhà em cùng đi dạo quanh hồ, ăn kem và chụp nhiều bức ảnh đẹp. Những ngày nghỉ như thế làm em cảm thấy rất hạnh phúc và thoải mái, giúp em có thêm năng lượng để bắt đầu tuần học mới.

Mẫu 2 – Đọc truyện

Ngày nghỉ là khoảng thời gian em mong chờ nhất vì em có thể đọc những cuốn truyện yêu thích. Sáng sớm, em lấy sách ra ngồi trên ghế sofa, say sưa đọc từng trang truyện. Những câu chuyện về nàng tiên, hoàng tử, hay những cuộc phiêu lưu kỳ thú luôn làm em thích thú. Đọc xong, em còn kể lại cho mẹ nghe nữa. Nhờ những cuốn truyện hay, ngày nghỉ của em trở nên thật ý nghĩa.

Mẫu 3 – Giúp mẹ nấu ăn

Sáng nay, khi những tia nắng đầu tiên chiếu qua cửa sổ, em chạy ngay xuống bếp để giúp mẹ nấu ăn. Em rửa rau, lấy gia vị và xem mẹ chế biến những món ngon. Khi món ăn hoàn thành, cả nhà cùng quây quần bên bàn ăn, thưởng thức thành quả. Giúp mẹ nấu ăn khiến em rất vui và em mong sau này có thể tự tay nấu được thật nhiều món ngon.

Mẫu 4 – Chơi đá bóng

Mỗi buổi chiều Thứ Bảy, em và các bạn trong xóm lại hẹn nhau ra sân bóng. Chúng em chia thành hai đội, bàn bạc chiến thuật rồi nhanh chóng bắt đầu trận đấu đầy hào hứng. Trên sân, ai cũng chạy thật nhanh, cố gắng chuyền bóng thật chuẩn để ghi bàn vào lưới đối phương. Dù mồ hôi chảy đẫm áo và đôi chân đã thấm mệt, nhưng tiếng cười nói vẫn rộn ràng khắp sân. Đá bóng không chỉ giúp em rèn luyện sức khỏe mà còn mang đến những kỷ niệm vui vẻ bên bạn bè thân thiết.

Mẫu 5 – Vẽ tranh

Mỗi buổi sáng chủ nhật, khi những tia nắng vàng nhẹ nhàng len qua khung cửa sổ, em thường lấy giấy vẽ, bút chì và màu sắc ra để thỏa sức sáng tạo. Em tỉ mỉ vẽ bầu trời trong xanh, cánh đồng hoa rực rỡ khoe sắc và những ngôi nhà nhỏ xinh nằm bên con đường uốn lượn. Từng nét vẽ dần hiện lên, kết hợp với những gam màu tươi sáng khiến bức tranh trở nên sinh động hơn. Khi vẽ xong, em vui vẻ mang khoe với mẹ, mẹ mỉm cười khen em vẽ rất đẹp và đầy sáng tạo. Vẽ tranh không chỉ giúp em thư giãn mà còn khiến ngày nghỉ của em trở nên thật ý nghĩa và vui vẻ.

Viết 4 5 câu kể về một việc em thích làm trong ngày nghỉ? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?

Viết 4 5 câu kể về một việc em thích làm trong ngày nghỉ? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì? (Hình từ Internet)

Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?

Căn cứ theo Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình môn Ngữ Văn có nêu rõ đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình giáo dục phổ thông như sau:

Ngữ văn là môn học thuộc lĩnh vực Giáo dục ngôn ngữ và văn học, được học từ lớp 1 đến lớp 12. Ở cấp tiểu học, môn học này có tên là Tiếng Việt; ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông có tên là Ngữ văn.

Ngữ văn là môn học mang tính công cụ và tính thẩm mĩ - nhân văn; giúp học sinh có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở để học tập tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường; đồng thời cũng là công cụ quan trọng để giáo dục học sinh những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc; phát triển ở học sinh những cảm xúc lành mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha,...

Thông qua các văn bản ngôn từ và những hình tượng nghệ thuật sinh động trong các tác phẩm văn học, bằng hoạt động đọc, viết, nói và nghe, môn Ngữ văn có vai trò to lớn trong việc giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp cũng như các năng lực cốt lõi để sống và làm việc hiệu quả, để học suốt đời.

Nội dung môn Ngữ văn mang tính tổng hợp, bao gồm cả tri thức văn hoá, đạo đức, triết học,... liên quan tới nhiều môn học và hoạt động giáo dục khác như Lịch sử, Địa lí, Nghệ thuật, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ, Tự nhiên và Xã hội, Hoạt động trải nghiệm, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp,… Môn Ngữ văn cũng liên quan mật thiết với cuộc sống; giúp học sinh biết quan tâm, gắn bó hơn với đời sống thường nhật, biết liên hệ và có kĩ năng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn.

Nội dung cốt lõi của môn học bao gồm các mạch kiến thức và kĩ năng cơ bản, thiết yếu về tiếng Việt và văn học, đáp ứng các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh ở từng cấp học; được phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.

Giai đoạn giáo dục cơ bản: Chương trình được thiết kế theo các mạch chính tương ứng với các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. Kiến thức tiếng Việt và văn học được tích hợp trong quá trình dạy học đọc, viết, nói và nghe. Các ngữ liệu được lựa chọn và sắp xếp phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh ở mỗi cấp học.

Mục tiêu của giai đoạn này là giúp học sinh sử dụng tiếng Việt thành thạo để giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống và học tập tốt các môn học, hoạt động giáo dục khác; hình thành và phát triển năng lực văn học, một biểu hiện của năng lực thẩm mĩ; đồng thời bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm để học sinh phát triển về tâm hồn, nhân cách.

Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: Chương trình củng cố và phát triển các kết quả của giai đoạn giáo dục cơ bản, giúp học sinh nâng cao năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học, nhất là tiếp nhận văn bản văn học; tăng cường kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận, văn bản thông tin có độ phức tạp hơn về nội dung và kĩ thuật viết; trang bị một số kiến thức lịch sử văn học, lí luận văn học có tác dụng thiết thực đối với việc đọc và viết về văn học; tiếp tục bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, tâm hồn, nhân cách để học sinh trở thành người công dân có trách nhiệm.

Ngoài ra, trong mỗi năm, những học sinh có định hướng khoa học xã hội và nhân văn được chọn học một số chuyên đề học tập. Các chuyên đề này nhằm tăng cường kiến thức về văn học và ngôn ngữ, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đáp ứng sở thích, nhu cầu và định hướng nghề nghiệp của học sinh.

Đánh giá kết quả học tập của học sinh THCS và THPT thế nào?

Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 22/2021/TT-BGD quy định đánh giá kết quả học tập của học sinh THCS và THPT như sau:

(1) Kết quả học tập của học sinh theo môn học

(i) Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét

- Trong một học kì, kết quả học tập mỗi môn học của học sinh được đánh giá theo 01 (một) trong 02 (hai) mức: Đạt, Chưa đạt.

+ Mức Đạt: Có đủ số lần kiểm tra, đánh giá theo quy định tại Thông tư này và tất cả các lần được đánh giá mức Đạt.

+ Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại.

- Cả năm học, kết quả học tập mỗi môn học của học sinh được đánh giá theo 01 (một) trong 02 (hai) mức: Đạt, Chưa đạt.

+ Mức Đạt: Kết quả học tập học kì II được đánh giá mức Đạt.

+ Mức Chưa đạt: Kết quả học tập học kì II được đánh giá mức Chưa đạt.

(ii) Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số

- Điểm trung bình môn học kì (sau đây viết tắt là ĐTBmhk) đối với mỗi môn học được tính như sau:

TĐĐGtx: Tổng điểm đánh giá thường xuyên.

- Điểm trung bình môn cả năm (viết tắt là ĐTBmcn) được tính như sau:

ĐTBmhkI: Điểm trung bình môn học kì I.

ĐTBmhkII: Điểm trung bình môn học kì II.

(2) Kết quả học tập trong từng học kì, cả năm học

Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số, ĐTBmhk được sử dụng để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong từng học kì, ĐTBmcn được sử dụng để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong cả năm học. Kết quả học tập của học sinh trong từng học kì và cả năm học được đánh giá theo 01 (một) trong 04 (bốn) mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt.

(i) Mức Tốt:

- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt.

- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 6,5 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn học có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 8,0 điểm trở lên.

(ii) Mức Khá:

- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt.

- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn học có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 6,5 điểm trở lên.

(iii) Mức Đạt:

- Có nhiều nhất 01 (một) môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Chưa đạt.

- Có ít nhất 06 (sáu) môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên; không có môn học nào có ĐTBmhk, ĐTBmcn dưới 3,5 điểm.

d) Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại.

(3) Điều chỉnh mức đánh giá kết quả học tập

Nếu mức đánh giá kết quả học tập của học kì, cả năm học bị thấp xuống từ 02 (hai) mức trở lên so với mức đánh giá quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này chỉ do kết quả đánh giá của duy nhất 01 (một) môn học thì mức đánh giá kết quả học tập của học kì đó, cả năm học đó được điều chỉnh lên mức liền kề.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail [email protected];

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}