Viện kiểm sát nhân dân tối cao giải đáp vướng mắc về thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện như thế nào?

Viện kiểm sát nhân dân tối cao giải đáp vướng mắc về thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện như thế nào? - Câu hỏi của chị Nga (Bình Dương)

Viện kiểm sát nhân dân tối cao giải đáp vướng mắc về thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện như thế nào?

Viện kiểm sát nhân dân tối cao Công văn 443/VKSTC-V9 năm 2023 giải đáp vướng mắc về nghiệp vụ kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình.

Về thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện, tại Câu 4 Công văn 443/VKSTC-V9 năm 2023 Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trả lời vướng mắc từ thực tiễn như sau:

Vướng mắc: Ngày 01/01/2017, ông A vay của Ngân hàng 01 tỷ đồng, thời hạn vay 12 tháng, lãi suất 12%/năm, ngày hết hạn hợp đồng là ngày 01/01/2018. Đến hạn hợp đồng ông A không trả nợ gốc và lãi theo thỏa thuận, nhưng Ngân hàng không khởi kiện.

Ngày 01/4/2021, Ngân hàng mời ông A lên làm việc để thống nhất số tiền vốn, lãi còn nợ và đưa ra phương án trả nợ, tại buổi làm việc ông A thừa nhận còn nợ Ngân hàng 01 tỷ tiền nợ gốc và 200 triệu đồng tiền lãi, nhưng ông A vẫn không trả vốn và lãi mặc dù được Ngân hàng nhắc nhở nhiều lần. Ngày 01/7/2021, Ngân hàng khởi kiện yêu cầu ông A trả nợ gốc và lãi. Sau khi Tòa án thụ lý vụ án, ông A yêu cầu Tòa án áp dụng thời hiệu khởi kiện.

Trong trường hợp này, thời hiệu khởi kiện của Ngân hàng được tính từ ngày hết hạn hợp đồng là 01/01/2018 hay ngày ông A thừa nhận nợ 01/4/2021?

Viện kiểm sát nhân dân tối cao trả lời vướng mắc trên như sau:

- Đối với yêu cầu trả tiền nợ gốc thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện do đây là yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu

- Đối với yêu cầu trả tiền lãi, thời hiệu khởi kiện là 03 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Trong vụ án trên, mặc dù ông A vi phạm nghĩa vụ trả nợ từ 01/01/2018 nhưng Ngân hàng không có ý kiến gì. Đến 01/4/2021, Ngân hàng mời ông A lên làm việc để thống nhất số tiền vốn, lãi còn nợ và đưa ra phương án trả nợ. Do đó, có thể hiểu Ngân hàng đã đồng ý gia hạn nợ cho ông A, giữa Ngân hàng và ông A có thỏa thuận mới về thời hạn trả nợ. Do đó, thời hạn 03 năm được tính từ ngày ông A vi phạm nghĩa vụ trả nợ sau khi đã chốt lại nợ với Ngân hàng.

Viện kiểm sát nhân dân tối cao giải đáp vướng mắc về thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện như thế nào?

Viện kiểm sát nhân dân tối cao giải đáp vướng mắc về thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện như thế nào? (Hình từ internet)

Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự không áp dụng trong trường hợp nào?

Căn cứ tại Điều 155 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

Không áp dụng thời hiệu khởi kiện
Thời hiệu khởi kiện không áp dụng trong trường hợp sau đây:
1. Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản.
2. Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
3. Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai.
4. Trường hợp khác do luật quy định.

Theo đó, thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự không áp dụng trong trường hợp sau:

- Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản.

- Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

- Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai.

- Trường hợp khác do luật quy định.

Thời gian nào không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự?

Căn cứ tại Điều 156 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây:

- Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.

Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình;

- Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

- Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chưa có người đại diện khác thay thế trong trường hợp sau đây:

+ Người đại diện chết nếu là cá nhân, chấm dứt tồn tại nếu là pháp nhân;

+ Người đại diện vì lý do chính đáng mà không thể tiếp tục đại diện được.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}