Việc trình Quốc hội ban hành dự thảo, dự án văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Y tế thực hiện theo trình tự thế nào?
- Việc trình Quốc hội ban hành dự thảo, dự án văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Y tế thực hiện theo trình tự thế nào?
- Hồ sơ thực hiện trình Quốc hội ban hành dự thảo, dự án văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Y tế gồm những gì?
- Thủ tục trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ dự thảo, dự án văn bản quy phạm pháp luật như thế nào?
Việc trình Quốc hội ban hành dự thảo, dự án văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Y tế thực hiện theo trình tự thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 12 Mục IV thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 3096/QĐ-BYT năm 2023 trình tự thực hiện thủ tục trình Quốc hội ban hành dự thảo, dự án văn bản quy phạm pháp luật của Bộ y tế được thực hiện như sau:
Bước 1: Sau khi Chính phủ thông qua dự thảo luật, pháp lệnh, cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm:
- Tiếp thu, chỉnh lý Tờ trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội về dự thảo luật, pháp lệnh;
- Hoàn chỉnh hồ sơ trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội dự thảo luật, pháp lệnh theo quy định tại Điều 64 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015;
- Gửi hồ sơ trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự thảo luật, pháp lệnh đến Vụ Pháp chế để kiểm tra và đồng ký tắt vào Tờ trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Phiếu trình Bộ trưởng đề nghị ký ban hành.
Bước 2. Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đạt yêu cầu, Vụ Pháp chế có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội:
- Trường hợp hồ sơ trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội đáp ứng yêu cầu, Vụ Pháp chế đồng ký tắt vào Tờ trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Phiếu trình Bộ trưởng về đề nghị ban hành luật, pháp lệnh;
- Trường hợp hồ sơ trình Tờ trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội chưa đáp ứng yêu cầu, Vụ Pháp chế có trách nhiệm hướng dẫn cơ quan chủ trì soạn thảo quyết định hoàn chỉnh hồ sơ.
Bước 3. Sau khi trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan của Hội đồng Dân tộc và Ủy ban được Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội giao nhiệm vụ thẩm tra dự thảo luật, pháp lệnh trong quá trình thẩm tra dự thảo luật, pháp lệnh.
Bước 4. Trường hợp có thay đổi lớn về bố cục hoặc thay đổi nội dung chính sách, cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm báo cáo Lãnh đạo Bộ để trình xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ.
Việc trình Quốc hội ban hành dự thảo, dự án văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Y tế thực hiện theo trình tự thế nào?
Hồ sơ thực hiện trình Quốc hội ban hành dự thảo, dự án văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Y tế gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 12 Mục IV thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 3096/QĐ-BYT năm 2023 quy định hồ sơ thực hiện trình Quốc hội ban hành dự thảo, dự án văn bản quy phạm pháp luật của Bộ y tế bao gồm:
- Tờ trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội về dự án, dự thảo;
- Dự thảo văn bản;
- Báo cáo thẩm định đối với dự án, dự thảo do Chính phủ trình; ý kiến của Chính phủ đối với dự án, dự thảo không do Chính phủ trình; bản tổng hợp, giải trình tiếp thu ý kiến góp ý; bản chụp ý kiến góp ý;
- Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến nội dung chính của dự án, dự thảo; báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong dự án, dự thảo;
- Báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án, dự thảo, nếu trong dự án, dự thảo có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới;
- Dự thảo văn bản quy định chi tiết và tài liệu khác (nếu có).
Thủ tục trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ dự thảo, dự án văn bản quy phạm pháp luật như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 12 Mục IV thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 3096/QĐ-BYT năm 2023 quy định thủ tục trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ dự thảo, dự án văn bản quy phạm pháp luật như sau:
Bước 1. Trên cơ sở công văn thẩm định dự thảo luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ của Bộ Tư pháp, cơ quan chủ trì soạn thảo quyết định có trách nhiệm:
- Xây dựng báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp;
- Hoàn chỉnh lại dự thảo Tờ trình Chính phủ, dự thảo luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các tài liệu khác trong hồ sơ trình Chính phủ trên cơ sở ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp và ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ.
Bước 2. Sau khi hoàn chỉnh báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp, dự thảo Tờ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và dự thảo quyết định, cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm:
- Hoàn chỉnh hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo, dự án văn bản quy phạm pháp luật;
- Gửi hồ sơ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đến Vụ Pháp chế để kiểm tra và đồng ký tắt vào Tờ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước khi trình Lãnh đạo Bộ ký ban hành.
Bước 3. Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ dự án, dự thảo, Vụ Pháp chế có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định:
- Trường hợp hồ sơ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đáp ứng yêu cầu, Vụ Pháp chế đồng ký tắt vào Tờ trình Thủ tướng Chính phủ và Tờ trình Bộ trưởng đề nghị ký ban hành Tờ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ dự thảo, dự án văn bản quy phạm pháp luật;
- Trường hợp hồ sơ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chưa đáp ứng yêu cầu, Vụ Pháp chế có trách nhiệm hướng dẫn cơ quan chủ trì soạn thảo hoàn chỉnh hồ sơ.
Bước 4. Sau khi trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ dự thảo, dự án văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm phối hợp với Vụ Pháp chế và Văn phòng Chính phủ trong việc chỉnh lý dự thảo trước khi chính thức trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;