Việc triển khai xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú năm 2023 được thực hiện như thế nào?

Việc triển khai xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú năm 2023 được thực hiện như thế nào? - Câu hỏi của Vĩnh (Hồng Ngự)

Việc triển khai xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú năm 2023 được thực hiện như thế nào?

Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn 4732/BGDĐT-TĐKT năm 2022 về việc triển khai xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân và nhà giáo ưu tú năm 2023. Theo đó, quy định xét định gồm những nội dung sau:

- Công tác xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT lần thứ 16 - năm 2023 thực hiện đúng theo các quy định tại Nghị định 27/2015/NĐ-CP và Công văn này.

- Các Bộ, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo triển khai Nghị định số 27/2015/NĐ-CP và Công văn này bảo đảm chính xác, công bằng, công khai, dân chủ và tự nguyện; chú trọng tới nhà giáo trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy, nhà giáo là nữ, nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là người dân tộc ít người, nhà giáo công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Việc xét tặng cần thực hiện đúng đối tượng, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và thời gian quy định.

-Thời gian nộp hồ sơ

+ Trước ngày 25 tháng 3 năm 2023

++ Hội đồng cấp tỉnh, Hội đồng Đại học quốc gia, Hội đồng đại học vùng, và Hội đồng cơ sở trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo nộp hồ sơ về Hội đồng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

++ Hội đồng cấp cơ sở trực thuộc các Bộ, ban, ngành nộp hồ sơ về Hội đồng cấp Bộ, ban, ngành.

+ Trước ngày 10 tháng 5 năm 2023, Hội đồng cấp Bộ nộp hồ sơ về Hội đồng cấp Nhà nước (qua Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Việc triển khai xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú năm 2023 được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)

Đối tượng được xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú là ai?

Căn cứ quy định tiểu mục 1 Mục II Công văn 4732/BGDĐT-TĐKT năm 2023 về đối tượng áp dụng như sau:

Về đối tượng áp dụng
Thực hiện đầy đủ theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 27/2015/NĐ-CP. Tại thời điểm đề nghị xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác tại địa bàn nào thì áp dụng tiêu chuẩn xét tặng tại địa bàn đó; nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục thuộc đối tượng nào thì áp dụng tiêu chuẩn xét tặng của đối tượng đó.
Đối tượng áp dụng tại điểm c, d khoản 1 Điều 2 Nghị định số 27/2015/NĐ-CP được hiểu như sau:
a) Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có quyết định nghỉ theo chế độ bảo hiểm xã hội từ ngày 01/01/2020 cho đến thời điểm đề nghị xét tặng, thuộc đối tượng đề nghị xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT năm 2023. Tiêu chuẩn thành tích liền kề năm đề nghị xét tặng là thành tích liền kề năm có quyết định nghỉ chế độ bảo hiểm xã hội.
b) Các nhà giáo đã nghỉ theo chế độ bảo hiểm xã hội tiếp tục giảng dạy, quản lý tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập thuộc đối tượng xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 Nghị định số 27/2015/NĐ-CP khi có hợp đồng giảng dạy cơ hữu tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập và tham gia xét tặng danh hiệu thi đua hằng năm.

Theo đó, Điều 2 Nghị định 27/2015/NĐ-CP quy định những đối tượng gồm:

- Giáo viên, giảng viên

- Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các cơ sở giáo dục

- Nhà giáo và cán bộ quản lý: Giáo viên, giảng viên trực tiếp làm giảng dạy tại cơ sở giáo dục và Người đứng đầu tại cơ sở giáo dục và viên chức quản lý phòng, ban, viện, trung tâm, cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp; Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đã nghỉ theo chế độ bảo hiểm xã hội.

- Tổ chức, cá nhân liên quan tới hoạt động xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú”.

Nhà giáo phải giảng dạy bao nhiêu năm mới đủ điều kiện xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú?

Khoản 5 Điều 8 Nghị định 27/2015/NĐ-CP quy định đối với nhà giáo thì phải có thời gian trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy từ 20 năm trở lên. Đối với cán bộ quản lý giáo dục thì 25 năm công tác trong ngành và 15 năm trở lên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy.

Ngoài ra, tiểu mục 2 Mục II Công văn 4732/BGDĐT-TĐKT năm 2022 hướng dẫn cụ thể điều kiện thời gian xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú như sau:

Về thời gian
a) Danh hiệu NGND được xét tặng cho các nhà giáo đã được phong tặng danh hiệu NGƯT và sau đó tiếp tục đạt được các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 8 Nghị định số 27/2015/NĐ-CP. Riêng quy định tại khoản 5 Điều 8 được áp dụng cho toàn bộ quá trình công tác của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.
b) Cán bộ quản lý giáo dục có đủ số năm trực tiếp giảng dạy mới đủ điều kiện đề nghị xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT. Thời gian làm cán bộ quản lý giáo dục nhưng vẫn tham gia giảng dạy được tính là thời gian công tác trong ngành Giáo dục nhưng không được tính là thời gian trực tiếp giảng dạy.
c) Thời gian giảng dạy hợp đồng của nhà giáo do cơ quan có thẩm quyền ký theo quy định của pháp luật được tính là thời gian trực tiếp giảng dạy.
d) Thành tích năm liền kề năm đề nghị xét tặng là thành tích đạt được trong năm học 2021-2022 đối với các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục thuộc diện xét khen thưởng theo năm học và năm 2022 đối với các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục thuộc diện xét khen thưởng theo năm công tác.

Nguyễn Trần Hoàng Quyên

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}