Việc thanh tra chuyên ngành của lực lượng công an nhân dân gồm những hình thức nào? Ai có thẩm quyền quyết định thanh tra?

Việc thanh tra chuyên ngành của lực lượng công an nhân dân gồm những hình thức nào? Ai có thẩm quyền quyết định thanh tra? - Câu hỏi của bạn Minh (Lâm Đồng)

Việc thanh tra chuyên ngành của lực lượng công an nhân dân gồm những hình thức nào?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 128/2021/TT-BCA quy định như sau:

Hình thức thanh tra
1. Thanh tra chuyên ngành được tiến hành theo hình thức sau:
a) Thanh tra theo kế hoạch đã được phê duyệt;
b) Thanh tra đột xuất.
2. Việc thanh tra đột xuất được tiến hành trong các trường hợp sau:
a) Khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
b) Theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng.
c) Do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao.

Như vậy, việc thanh tra chuyên ngành của lực lượng công an nhân dân gồm 02 hình thức:

- Thanh tra theo kế hoạch đã được phê duyệt

- Thanh tra đột xuất

Việc thanh tra chuyên ngành của lực lượng công an nhân dân đột xuất được tiến hành trong trường hợp sau:

- Khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

- Theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng.

- Do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao.

Việc thanh tra chuyên ngành của lực lượng công an nhân dân gồm những hình thức nào? Ai có thẩm quyền quyết định thanh tra?

Việc thanh tra chuyên ngành của lực lượng công an nhân dân gồm những hình thức nào? Ai có thẩm quyền quyết định thanh tra?

Nguyên tắc thanh tra chuyên ngành của lực lượng công an nhân dân như thế nào?

Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 128/2021/TT-BCA quy định nguyên tắc thanh tra chuyên ngành của lực lượng công an nhân dân như sau:

- Tuân thủ theo quy định tại Điều 7 Luật Thanh tra 2022, Điều 6 Nghị định 41/2014/NĐ-CP; quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

- Hoạt động thanh tra thực hiện theo chế độ thủ trưởng. Thành viên Đoàn thanh tra phải chấp hành quyết định, chỉ đạo của Trưởng đoàn thanh tra; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì cuộc thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải chấp hành quyết định, chỉ đạo của Người ra quyết định thanh tra.

- Thành viên Đoàn thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì cuộc thanh tra có quyền bảo lưu ý kiến của mình về nội dung liên quan đến kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.

Ai có quyền ra Quyết định thanh tra chuyên ngành của lực lượng công an nhân dân?

Căn cứ tạo Điều 6 Thông tư 128/2021/TT-BCA thì thẩm quyền ra Quyết định thanh tra chuyên ngành của lực lượng công an nhân dân thuộc về các chủ thể sau:

- Bộ trưởng Bộ Công an ra Quyết định thanh tra:

+ Các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Công an đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).

+ Thanh tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng phức tạp.

+ Thanh tra lại vụ việc đã có Kết luận thanh tra của Chánh Thanh tra Bộ Công an nhưng phát hiện đã có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc có khiếu nại, tố cáo phức tạp liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều địa phương.

- Chánh Thanh tra Bộ Công an ra Quyết định thanh tra:

+ Các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công an theo kế hoạch đã được Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt.

+ Thanh tra đột xuất đối với các Bộ, ngành, tập đoàn, tổng công ty, công ty hoạt động trên phạm vi cả nước hoặc liên quan đến nhiều địa phương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi được Bộ trưởng Bộ Công an giao.

+ Thanh tra lại vụ việc đã có Kết luận thanh tra của Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Giám đốc Công an cấp tỉnh khi được Bộ trưởng Bộ Công an giao.

- Giám đốc Công an cấp tỉnh ra Quyết định thanh tra:

+ Các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước theo kế hoạch đã được Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt.

+ Theo đề nghị của Chánh Thanh tra Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Chánh Thanh tra Công an cấp tỉnh).

+ Thanh tra đột xuất trách nhiệm của Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn quản lý; khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng phức tạp; vụ việc do Bộ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao, Chánh Thanh tra Bộ Công an yêu cầu.

+ Thanh tra lại vụ việc đã có Kết luận thanh tra của Chánh Thanh tra Công an cấp tỉnh.

- Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ ra Quyết định thanh tra:

+ Các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo kế hoạch được Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt.

+ Thanh tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý; vụ việc được Bộ trưởng Bộ Công an giao, Chánh Thanh tra Bộ Công an yêu cầu.

- Chánh Thanh tra Công an cấp tỉnh ra Quyết định thanh tra:

+ Các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước theo kế hoạch đã được Giám đốc Công an tỉnh phê duyệt.

+ Thanh tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, khi xảy ra khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng phức tạp thuộc thẩm quyền quản lý của Công an cấp tỉnh; vụ việc do Giám đốc Công an cấp tỉnh giao.

Nguyễn Trần Hoàng Quyên

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}