Việc thành lập nhà xuất bản phải có điều kiện nào? Thủ tục cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản được quy định như thế nào?

Tôi muốn hỏi việc thành lập nhà xuất bản phải có điều kiện nào? Thủ tục cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản được quy định như thế nào? - câu hỏi của anh Trí (Hưng Yên)

Việc thành lập nhà xuất bản phải có điều kiện nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Luật Xuất bản 2012 (khoản 4 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 19 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018) quy định thành lập nhà xuất bản phải có điều kiện như sau:

- Có tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ, đối tượng phục vụ, xuất bản phẩm chủ yếu phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản;

- Có người đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 17 Luật Xuất bản 2012 để bổ nhiệm tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập và có ít nhất năm biên tập viên cơ hữu;

- Có trụ sở, nguồn tài chính và các điều kiện cần thiết khác bảo đảm hoạt động của nhà xuất bản do Chính phủ quy định.

- Phù hợp với chiến lược, kế hoạch và chính sách của Nhà nước về phát triển hoạt động xuất bản.

Việc thành lập nhà xuất bản phải có điều kiện nào? Thủ tục cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản được quy định như thế nào?

Việc thành lập nhà xuất bản phải có điều kiện nào? Thủ tục cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Tiêu chuẩn các chức danh tổng giám đốc và tổng biên tập nhà xuất bản được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Luật Xuất bản 2012 quy định tiêu chuẩn các chức danh tổng giám đốc và tổng biên tập nhà xuất bản như sau:

Tiêu chuẩn đối với tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản:

- Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;

- Có trình độ đại học trở lên;

- Có ít nhất 03 năm là một trong các công việc biên tập, quản lý xuất bản hoặc báo chí, quản lý tại cơ quan chủ quản nhà xuất bản;

- Các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật.

Tiêu chuẩn đối với tổng biên tập nhà xuất bản:

- Có chứng chỉ hành nghề biên tập;

- Có ít nhất 03 năm làm công việc biên tập tại nhà xuất bản hoặc cơ quan báo chí;

- Các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật.

Việc chấp thuận bổ nhiệm chức danh lãnh đạo nhà xuất bản được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Nghị định 195/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Nghị định 150/2018/NĐ-CP) quy định việc chấp thuận bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh lãnh đạo nhà xuất bản được quy định như sau:

- Trước khi bổ nhiệm tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập nhà xuất bản, cơ quan chủ quản phải có hồ sơ gửi Bộ Thông tin và Truyền thông.

Hồ sơ gồm có:

+ Văn bản đề nghị chấp thuận bổ nhiệm;

+ Sơ yếu lý lịch của nhân sự dự kiến bổ nhiệm;

+ Bản sao có chứng thực hoặc bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu bằng tốt nghiệp đại học trở lên của nhân sự dự kiến bổ nhiệm;

- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của cơ quan chủ quản nhà xuất bản, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận việc bổ nhiệm đối với tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập nhà xuất bản.

Thủ tục cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản được quy định như thế nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 14 Luật Xuất bản 2012, khoản 2 Điều 14 Luật Xuất bản 2012 và khoản 3 Điều 14 Luật Xuất bản 2012 quy định thủ tục cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản như sau:

(1) Cơ quan chủ quản nhà xuất bản lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản gửi Bộ Thông tin và Truyền thông.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản;

- Đề án thành lập nhà xuất bản và giấy tờ chứng minh có đủ các điều kiện quy định tại Điều 13 Luật Xuất bản 2012

(2). Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông phải cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

(3). Sau khi được cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản, cơ quan chủ quản ra quyết định thành lập nhà xuất bản và chuẩn bị các điều kiện cần thiết khác để nhà xuất bản hoạt động.

Nhà xuất bản được hoạt động phù hợp với nội dung ghi trong giấy phép thành lập.

Giấy phép thành lập nhà xuất bản bị thu hồi trong các trường hợp nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 14 Luật Xuất bản 2012 quy định các trường hợp bị thu hồi giấy phép thành lập nhà xuất bản bao gồm:

- Hết thời hạn bị đình chỉ hoạt động mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ;

- Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản mà cơ quan chủ quản không ra quyết định thành lập nhà xuất bản;

- Trong thời hạn 12 tháng liên tục mà nhà xuất bản không có xuất bản phẩm nộp lưu chiểu;

- Không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 13 Luật Xuất bản 2012 và gây hậu quả nghiêm trọng;

- Vi phạm nghiêm trọng các quy định khác của pháp luật.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}