Việc phối hợp trao đổi thông tin trong quá trình truy tố, xét xử tội rửa tiền được quy định như thế nào?
- Việc phối hợp trao đổi thông tin trong điều tra, truy tố tội phạm nguồn của tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố như thế nào?
- Việc phối hợp trao đổi thông tin trong lập, gửi, nhận hồ sơ tương trợ tư pháp về hình sự ra sao?
- Bộ Công an có trách nhiệm gì trong phối hợp trao đổi thông tin điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố?
Việc phối hợp trao đổi thông tin trong điều tra, truy tố tội phạm nguồn của tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố như thế nào?
Căn cứ tại Điều 9 Thông tư liên tịch 02/2023/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC quy định như sau:
Phối hợp trao đổi thông tin trong điều tra, truy tố tội phạm nguồn của tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố
1. Quá trình điều tra các tội phạm có thể là tội phạm nguồn của tội rửa tiền; quá trình điều tra tội khủng bố, Cơ quan điều tra phải điều tra, xác minh, làm rõ các dấu hiệu tội rửa tiền, tội tài trợ khủng bố và kịp thời trao đổi thông tin, tài liệu cho Viện Kiểm sát cùng cấp. Chậm nhất 05 ngày trước khi quyết định khởi tố vụ án về tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố, Cơ quan điều tra trao đổi với Viện Kiểm sát cùng cấp để phối hợp.
2. Quá trình thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hành vi có thể là tội phạm nguồn của tội rửa tiền hoặc tội khủng bố, Viện Kiểm sát phải kịp thời phát hiện, trao đổi thông tin với Cơ quan điều tra, đề ra yêu cầu điều tra để làm rõ dấu hiệu của tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố.
3. Trước khi kết thúc điều tra, Điều tra viên và Kiểm sát viên phải phối hợp trao đổi thông tin, rà soát, đánh giá tài liệu chứng cứ và các thủ tục tố tụng của vụ án, đảm bảo hoạt động điều tra tuân thủ theo đúng trình tự, thủ tục của pháp luật. Điều tra viên, Kiểm sát viên phải lập biên bản trao đổi thông tin, đánh giá chứng cứ, tài liệu và lưu hồ sơ lưu của mỗi cơ quan.
Như vậy, việc phối hợp trao đổi thông tin trong điều tra, truy tố tội phạm nguồn của tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố được thực hiện theo quy định trên.
Việc phối hợp trao đổi thông tin trong quá trình truy tố, xét xử tội rửa tiền được quy định như thế nào?
Việc phối hợp trao đổi thông tin trong lập, gửi, nhận hồ sơ tương trợ tư pháp về hình sự ra sao?
Việc phối hợp trao đổi thông tin trong lập, gửi, nhận hồ sơ tương trợ tư pháp về hình sự được quy định tại Điều 10 Thông tư liên tịch 02/2023/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC như sau:
Phối hợp trao đổi thông tin trong lập, gửi, nhận hồ sơ tương trợ tư pháp về hình sự
1. Trong quá trình lập hồ sơ tương trợ tư pháp về hình sự liên quan đến tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố, Cơ quan điều tra phối hợp với Viện Kiểm sát cùng cấp chủ động trao đổi thông tin với cơ quan chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao để thực hiện theo đúng quy định. Trường hợp có khó khăn, vướng mắc trong quá trình lập hồ sơ tương trợ tư pháp về hình sự, Cơ quan điều tra trao đổi thông tin với đơn vị chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao để được hướng dẫn, giải quyết.
2. Cơ quan chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phối hợp giải quyết yêu cầu ủy thác tư pháp về hình sự đối với tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố, chậm nhất 10 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự, thông tin kết quả chuyển hồ sơ tương trợ tư pháp về hình sự đến cơ quan đầu mối phối hợp của các nước cho Cơ quan điều tra. Trường hợp cần bổ sung hồ sơ, tài liệu, Cơ quan chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trao đổi ngay để Cơ quan điều tra thực hiện.
3. Chậm nhất 05 ngày, kể từ khi nhận được kết quả trả lời yêu cầu tương trợ tư pháp hình sự của các nước về tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố, Cơ quan chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phải trao đổi và chuyển cho Cơ quan điều tra có yêu cầu.
4. Khi tiếp nhận ủy thác tư pháp về hình sự của nước ngoài về tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trao đổi, phối hợp Bộ Công an đánh giá việc tiếp nhận thực hiện, hoãn hoặc từ chối tiếp nhận. Trường hợp quyết định thực hiện, chậm nhất 10 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu ủy thác tư pháp về hình sự của nước ngoài, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trao đổi, chuyển giao cho Bộ Công an để phân công Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra, giải quyết theo quy định của pháp luật. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phối hợp Bộ Công an giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các yêu cầu ủy thác tư pháp về hình sự của nước ngoài.
Theo đó, việc phối hợp trao đổi thông tin trong lập, gửi, nhận hồ sơ tương trợ tư pháp về hình sự được thực hiện theo quy định trên.
Trong đó, Cơ quan điều tra phối hợp với Viện Kiểm sát cùng cấp chủ động trao đổi thông tin với cơ quan chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao để thực hiện theo đúng quy định.
Bộ Công an có trách nhiệm gì trong phối hợp trao đổi thông tin điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố?
Căn cứ quy định tại Điều 13 Thông tư liên tịch 02/2023/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC như sau:
Trách nhiệm của Bộ Công an
1. Hàng năm, xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình, Kế hoạch phối hợp trong công tác điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Công an.
2. Hàng năm, chủ trì, phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao tổ chức họp liên ngành, có sự tham gia của các bộ, ngành hữu quan để đánh giá tình hình phòng, chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố, kết quả thực hiện Thông tư liên tịch, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đề ra giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố.
3. Phối hợp Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao rà soát, xây dựng, ban hành văn bản liên quan đến công tác thực thi pháp luật trong điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố theo đúng trình tự, thủ tục, quy định của pháp luật.
4. Phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn, chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân trong quá trình điều tra tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố. Cơ quan điều tra Công an cấp trên có trách nhiệm hướng dẫn về nghiệp vụ, pháp luật, kịp thời tiếp nhận thông tin, trả lời thỉnh thị của Cơ quan điều tra cấp dưới để bảo đảm quá trình giải quyết tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
5. Tổ chức sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm điều tra tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố; chỉ đạo xây dựng Quy trình, hướng dẫn thực hiện Thông tư liên tịch trong Công an nhân dân.
Như vậy, trong phối hợp trao đổi thông tin điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố, Bộ Công an có những trách nhiệm chính nêu trên.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;