Việc hưởng quyền ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp phải đáp ứng điều kiện gì?

Việc hưởng quyền ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp phải đáp ứng điều kiện gì? anh H.B - Khánh Hòa

Việc hưởng quyền ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp phải đáp ứng điều kiện gì?

Tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 65/2023/NĐ-CP có quy định để được hưởng quyền ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp theo quy định của Công ước Paris phải đáp ứng điều kiện sau:

- Người nộp đơn là công dân Việt Nam hoặc công dân của nước thành viên Công ước Paris hoặc công dân của nước khác cư trú hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc tại nước thành viên Công ước Paris.

- Đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước thành viên của Công ước Paris và đơn đó có chứa phần tương ứng với yêu cầu hưởng quyền ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu.

- Đơn đăng ký được nộp trong thời hạn su đây kể từ ngày nộp đơn đầu tiên: 06 tháng đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp hoặc đơn đăng ký nhãn hiệu, 12 tháng đối với đơn đăng ký sáng chế

- Trong đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, người nộp đơn có nêu rõ yêu cầu hưởng quyền ưu tiên và có nộp bản sao đơn đầu tiên trong trường hợp nộp tại nước ngoài, trong đó có xác nhận của Cơ quan nhận đơn đầu tiên. Bản sao đơn đầu tiên có thể được nộp trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày nộp đơn.

- Nộp đủ phí yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.

Việc hưởng quyền ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp phải đáp ứng điều kiện gì?

Thời hạn trong hoạt động sở hữu công nghiệp được quy định như thế nào?

Tại Điều 15 Nghị định 65/2023/NĐ-CP có quy định cách tính thời hạn trong hoạt động sở hữu công nghiệp được thực hiện theo quy định về thời hạn của Bộ luật dân sự 2015.

- Thời hạn dành cho người nộp đơn và bên liên quan tiến hành việc nộp, sửa đổi, bổ sung tài liệu hoặc có ý kiến có thể được gia hạn một lần bằng đúng thời hạn đã được ấn định trong thông báo của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.

Tuy nhiên với điều kiện người yêu cầu gia hạn phải nộp văn bản yêu cầu gia hạn trước ngày kết thúc thời hạn ấn định và nộp lệ phí yêu cầu gia hạn theo quy định.

- Không tính vào thời hạn khoảng thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho tổ chức, cá nhân có quyền, nghĩa vụ không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ của mình trong phạm vi thời hạn nêu tổ chức, cá nhân đó có yêu cầu và có chứng cứ xác đáng chứng minh tình trạng đó.

Trường hợp yêu cầu được chấp nhận, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra quyết định, thông báo thu hồi quyết định, thông báo đã ban hành với lý do tổ chức, cá nhân không thực hiện quyền và nghĩa vụ đúng thời hạn và khôi phục quá trình xử lý đơn trở về tình trạng như chưa kết thúc thời hạn.

- Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được (ví dụ thiên tai, địch họa v.v...) và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng các biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động (ví dụ: ốm đau, đi công tác, học tập ở nơi xa v.v...) làm cho người có quyền, nghĩa vụ không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ của mình.

Người nộp đơn đăng ký sở hữu công nghiệp có thể sửa đổi đại diện sở hữu công nghiệp được không?

Tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 65/2023/NĐ-CP có quy định về sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký sở hữu công nghiệp như sau:

Sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
1. Trước khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra quyết định từ chối chấp nhận đơn, quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn có thể:
a) Sửa đổi, bổ sung các tài liệu trong đơn với điều kiện việc sửa đổi, bổ sung không được mở rộng phạm vi (khối lượng) bảo hộ đã bộc lộ trong bản mô tả đối với đơn đăng ký sáng chế, bộ ảnh chụp, bản vẽ và bản mô tả kiểu dáng công nghiệp được thể hiện trong bộ ảnh chụp, bản vẽ đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp, trong mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ đối với đơn đăng ký nhãn hiệu và không được làm thay đổi bản chất của đối tượng nêu trong đơn;
b) Sửa đổi về tên, địa chỉ, mã nước của người nộp đơn, tên, quốc tịch, địa chỉ của tác giả sáng chế, thiết kế bố trí, kiểu dáng công nghiệp; sửa đổi đại diện sở hữu công nghiệp.
...

Như vậy, người nộp đơn đăng ký sở hữu công nghiệp có thể sửa đổi đại diện sở hữu công nghiệp trước khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra quyết định từ chối chấp nhận đơn, quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

Võ Thị Mai Khanh

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}