Văn khấn ông Công ông Táo 2025 tại nhà? Lễ cúng ông Công ông Táo năm 2025 gồm những gì? Năm 2025 NLĐ được nghỉ lễ, tết vào ngày nào?

Văn khấn ông Công ông Táo 2025 tại nhà? Lễ cúng ông Công ông Táo năm 2025 gồm những gì? Năm 2025 NLĐ được nghỉ lễ, tết vào ngày nào?

Văn khấn ông Công ông Táo 2025 tại nhà?

Thông tin dưới đây mang tính chất tham khảo: "Văn khấn ông Công ông Táo 2025 tại nhà?"

Lễ cúng ông Công ông Táo (23 tháng Chạp âm lịch) là một nghi thức quan trọng trong văn hóa người Việt để tiễn ông Táo về trời báo cáo những việc đã xảy ra trong năm cũ. Dưới đây là bài văn khấn ông Công ông Táo phổ biến:

Văn khấn ông Công ông Táo 2025 tại nhà - Mẫu số 1:

Văn khấn ông Công ông Táo năm 2025 tại nhà

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân.

Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp năm Quý Tỵ (2025).

Tín chủ chúng con là: [Họ tên của gia chủ]

Ngụ tại: [Địa chỉ nhà]

Nhân ngày Táo Quân về chầu trời, tín chủ chúng con lòng thành sửa biện hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả, thắp nén tâm hương, kính cẩn dâng lên trước án.

Chúng con kính mời: Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân, ngài Bản Gia Thổ Công, Long Mạch Tôn Thần cùng các vị thần linh đang cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Cúi xin Táo Quân thương xót tín chủ, phù hộ cho gia đình chúng con được bình an, hạnh phúc, gia đạo hưng long, mọi việc hanh thông, vạn sự như ý.

Chúng con xin Táo Quân lên chầu trời, bẩm báo Ngọc Hoàng những điều tốt đẹp, may mắn của gia đình trong năm qua, và xin các ngài phù hộ độ trì cho năm mới được bình an, mọi sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin chứng giám.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Văn khấn ông Công ông Táo 2025 tại nhà - Mẫu số 2:

Văn khấn ông Công ông Táo năm 2025 tại nhà

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con kính lạy:

Chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Kính lạy Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân.

Kính lạy ngài Bản Gia Thổ Công, Long Mạch Tôn Thần.

Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp năm Quý Tỵ (năm 2025).

Tín chủ con là: [Họ tên đầy đủ của gia chủ]

Ngụ tại: [Địa chỉ đầy đủ]

Nhân ngày Táo Quân về chầu trời, tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, áo mũ, cá chép, kim ngân tài vật, cùng phẩm oản nhang đăng, kính dâng lên các vị chư thần.

Kính mời:

Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân, ngài Bản Gia Thổ Công, ngài Long Mạch Tôn Thần và tất cả các chư vị Thần linh đang cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các vị giáng lâm trước án, thụ hưởng lễ vật, chứng giám tấm lòng thành kính của tín chủ.

Chúng con kính cẩn mời Ngài Táo Quân cưỡi cá chép lên chầu Thiên Đình, tâu bày mọi việc tốt lành và chưa tốt lành của gia đình chúng con trong năm qua với Ngọc Hoàng Thượng Đế.

Cầu xin Ngài Táo Quân bẩm báo điều hay, xóa bỏ điều dở, xin các vị phù hộ độ trì cho gia đình chúng con:

Một năm mới được bình an, hạnh phúc, công việc hanh thông.

Gia đạo êm ấm, sức khỏe dồi dào, tài lộc đầy nhà, vạn sự cát tường như ý.

Tín chủ con lòng thành lễ bạc, cúi xin các ngài độ trì và chứng giám.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

*Lưu ý: Văn khấn ông Công ông Táo 2025 tại nhà mang tính chất tham khảo

Văn khấn ông Công ông Táo 2025 tại nhà? Lễ cúng ông Công ông Táo năm 2025 gồm những gì? Năm 2025 NLĐ được nghỉ lễ, tết vào ngày nào?

Văn khấn ông Công ông Táo 2025 tại nhà? Lễ cúng ông Công ông Táo năm 2025 gồm những gì? Năm 2025 NLĐ được nghỉ lễ, tết vào ngày nào?


Lễ cúng ông Công ông Táo năm 2025 gồm những gì?

Mâm cúng Táo quân miền Bắc

Ở miền Bắc người ta thường cúng ông Công ông Táo từ khoảng 20 tháng Chạp và muộn nhất là trước 12h trưa ngày 23tháng Chạp, bởi họ quan niệm rằng sau sau 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp là ông Táo đã về chầu trời.

Lễ vật cúng ông Táo ở miền Bắc thông thường gồm có: vàng mã, cá chép, bộ mũ, áo của các Táo, … ở một số nơi còn cúng xôi, chè, hay làm cả mâm cơm cúng có đủ món: gà luộc, canh măng, thịt đông, hành muối….

Sự khác biệt trong đồ lễ cúng của miền Bắc so với 2 miền còn lại đó là ở miền Bắc lúc nào cũng cúng cá chép sống, hoặc cá chép giấy với số lượng khác nhau. Nếu là cá chép sống sau khi cúng xong sẽ mang ra sông, suối phóng sinh, còn nếu là cá chép giấy thì cúng xong sẽ đốt.

Vào ngày cúng ông Táo nhiều gia đình cũng đốt hết chân nhang cũ, lau chùi bát hương, bàn thờ sạch sẽ để chuẩn bị đón năm mới.

Mâm cúng ông Táo miền Nam

Người miền Nam thường cúng ông Táo vào buổi đêm khoảng thời gian từ 20 giờ đến 23 giờ ngày 23 tháng Chạp, đây là thời điểm đã xong việc bếp núc không còn nấu nướng để tránh làm phiền các táo.

Mâm cúng ông Táo của miền Nam gồm có các món chủ đạo như: nem, giò, bánh chưng, hành muối, gà luộc... kèm thêm một đĩa đậu phộng, kẹo vừng đen và một bộ “cò bay, ngựa chạy”.

Sự khác biệt so với mâm cúng ông Táo của miền Bắc đó là không cúng cá chép, cũng không cúng mũ áo thờ.

Mâm cúng ông Táo ở miền Trung

Người miền Trung cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp rất trọng thể. Việc đầu tiên là phải thay cát mới trong lư hương và lau dọn bàn thờ ông Táo sạch sẽ.

Mâm cúng ông Táo của người miền Trung không có áo mũ vàng mã cho các Táo như miền Bắc, nhưng người miền Trung thường dâng lên một con ngựa bằng giấy, có yên cương đầy đủ, đốt vàng mã ngoài ra còn dâng cúng nhiều lễ vật khác.

Sau khi cúng xong ông Táo thì gia chủ sẽ đưa tượng 3 Táo quân cũ tiễn khỏi bàn thờ bếp và đặt cạnh các am miếu ở đầu xóm hay ở dưới gốc cây cổ thụ ngã ba đường. Sau đó lại rước tượng 3 Táo quân mới đặt lại lên bàn thờ để bắt đầu một năm mới.

Ở Huế nhiều gia đình còn dựng cây nêu trước sân nhà trong sáng 23. Lễ cúng ông Táo vào chiều 30 Tết, họ lại rước thần về và sáng ngày mùng 1 Tết an vị ông Táo mới.

Lễ vật cúng ông Công, ông Táo

Mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: Hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Nhiều người chỉ cúng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) để tượng trưng.

Cá chép: Tượng trưng cho phương tiện di chuyển của ông Công, ông Táo. Bạn có thể sử dụng cá chép giấy hoặc cá chép thật đều được. Thường ở miền Bắc người ta còn cúng một con cá chép sống thả trong chậu nước ngụ ý "cá chép hóa rồng" nhưng tại Nam Bộ thường dùng cá chép giấy nhiều hơn.

Tiền vàng.

1 chiếc áo.

1 đôi hia bằng giấy.

Màu sắc của mũ, áo và hia cúng ông Táo cũng thay đổi theo từng năm phụ thuộc vào ngũ hành như sau:

Năm hành kim sẽ cúng mũ, áo và hia màu vàng

Năm hành mộc sẽ cúng mũ, áo và hia màu trắng

Năm hành thủy sẽ cúng mũ, áo và hia màu xanh

Năm hành hỏa sẽ cúng mũ, áo và hia màu đỏ

Năm hành thổ sẽ cúng mũ, áo và hia màu đen

Nhiều gia đình có trẻ con, người ta cúng Táo Quân một con gà luộc. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo Quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực, thông minh và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy.

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo

Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta làm lễ mặn hay lễ chay

Mâm cúng ông Táo cơ bản, truyền thống bao gồm:

1 đĩa gạo

Hành muối

1 đĩa muối

Xôi gấc

3 chén rượu

Giò heo

Thịt heo luộc

Canh mọc

Gà luộc hoặc quay

Cá chép nướng (ở miền Nam thường

Đĩa rau xào

cúng cá lóc nướng)

1 tập giấy tiền, vàng mã

Trái cây tươi, trà, rượu, cau trầu,...

1 lọ hoa cúc

Ngày nay, mâm cỗ cúng ông Táo được đơn giản khá nhiều, không bắt buộc phải đầy đủ tất cả các món như mâm cỗ truyền thống, chủ yếu phụ thuộc vào văn hóa vùng miền, hoàn cảnh, điều kiện kinh tế, khẩu vị của mỗi gia đình.

Nếu gia đình nào không có điều kiện chỉ cần làm mâm cúng đơn giản 3 món là đã được. Đặc biệt, mỗi mâm cúng ông Táo ở ba miền đều có đặc trưng riêng.

Ngoài ra, nơi đặt mâm cỗ cúng ông Táo cũng rất quan trọng. Cần được đặt trang trọng ở vị trí bàn thờ gia tiên hoặc bàn thờ ông Táo riêng để bày tỏ lòng thành kính.

Thông tin mang tính chất tham khảo

Năm 2025 NLĐ được nghỉ lễ, tết vào ngày nào?

Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Như vậy, năm 2025 người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

(1) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

(2) Tết Âm lịch: 05 ngày;

(3) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

(4) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

(5) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

(6) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ nêu trên còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ Tết âm lịch và Quốc khánh.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail [email protected];

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}