UBTVQH quyết nghị thành lập thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã và phường, thị trấn tại những địa phương nào?

Tôi muốn hỏi UBTVQH quyết nghị thành lập 3 thành phố, thị xã và 45 phường, thị trấn tại những địa phương nào? - câu hỏi của chị Thùy (Biên Hòa)

UBTVQH quyết nghị thành lập 3 thành phố, thị xã và 45 phường, thị trấn tại những địa phương nào?

Trong 3 ngày làm việc (13-15/2), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua quyết định thành lập thêm 1 thành phố, 2 thị xã, 34 phường, 11 thị trấn và điều chỉnh địa giới một số đơn vị hành chính cấp xã thuộc địa bàn 10 tỉnh (An Giang, Bắc Ninh, Bắc Kạn, Bến Tre, Bình Dương, Đắk Lắk, Quảng Nam, Thái Nguyên, Trà Vinh, Vĩnh Phúc).

Theo đó, những tỉnh, thành được điều chỉnh đơn vị hành chính cấp huyện, xã sẽ gồm có An Giang, Bắc Ninh, Bắc Kạn, Bến Tre, Bình Dương, Đắk Lắk, Quảng Nam, Thái Nguyên, Trà Vinh, Vĩnh Phúc.

Cụ thể như sau:

- Tại An Giang:

+ Thành lập thị xã Tịnh Biên từ huyện Tịnh biên

+ Thành lập thị trấn Đa Phước từ xã Đa Phước, huyện An Phú

+ Thành lập thị trấn Hội An từ xã Hội An, huyện Chợ Mới

- Tại Bắc Ninh

+ Thành lập thị xã Thuận Thành từ huyện Thuận Thành

+ Thành lập thị xã Quế Võ từ huyện Quế Võ

- Tại Bắc Kạn

+ Thành lập thị trấn Vân Tùng từ xã Vân Tùng, huyện Ngân Sơn

- Tại Thái Nguyên

+ Thành lập thị trấn Hóa Thượng từ xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ

+ Sáp nhập xã Quân Chu vào thị trấn Quân Chu, huyện Đại Từ

- Tại Đắk Lắk

+ Thành lập thị trấn Pơng Drang từ xã Pơng Drang huyện Krông Búk

- Tại Vĩnh Phúc

+ Thành lập thị trấn Kim Long từ xã Kim Long huyện Tam Dương

+ Thành lập thị trấn Tam Hồng từ xã Tam Hồng huyện Yên Lạc

+ Thành lập phường Định Trung từ xã Định Trung, thành phố Vĩnh Yên

- Tại Quảng Nam

+ Thành lập 5 phường Điện Thắng Bắc, Điện Thắng Trung, Điện Thắng Nam, Điện Minh, Điện Phương từ 5 xã nêu trên thuộc huyện Điện Bàn

+ Thành lập thị trấn Trung Phước từ xã Quế Trung huyện Nông Sơn

- Tại Bình Dương

+ Thành lập thành phố Tân Uyên từ thị xã Tân Uyên

- Tại Trà Vinh

+ Sáp nhập ấp Phước Hội, xã Long Khánh vào ấp Mé Láng xã Ngũ Lạc

- Tại Bến Tre

+ Thành lập thị trấn Tiên Thủy từ xã Tiên Thủy huyện Châu Thành

+ Thành lập thị trấn Tiệm Tôm từ xã An Thủy huyện Ba Tri

+ Thành lập thị trấn Phước Mỹ Trung từ xã Phước Mỹ Trung huyện Mỏ Cày Bắc.

UBTVQH quyết nghị thành lập thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã và phường, thị trấn tại những địa phương nào?

UBTVQH quyết nghị thành lập thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã và phường, thị trấn tại những địa phương nào? (Hình từ Internet)

Những tỉnh nào có đến 4 thành phố trực thuộc tỉnh?

Theo như thông tin nêu trên, tại phiên họp thứ 20 vừa qua của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì thị xã Tân Uyên sẽ được điều chỉnh lên thành phố Tân Uyên. Như vậy, với việc Tân Uyên lên thành phố thì tỉnh Bình Dương sẽ có đến 4 thành phố trực thuộc tỉnh.

Như vậy, trên cả nước sẽ co 2 tỉnh có đến 4 thành phố trực thuộc tỉnh đó là tỉnh Quảng Ninh gồm các Thành phố Hạ Long, Thành phố Cẩm Phả, Thành phố Uông Bí và Thành phố Móng Cái. Ở tỉnh Bình Dương thì sẽ có 4 thành phố là Thành phố Thủ Dầu Một, Thành phố Thuận An, Thành phố Dĩ An và Thành phố Tân Uyên.

Ngoài ra, hiện nay có đến 03 tỉnh gồm có 03 thành phố trực thuộc tỉnh như sau:

- Tỉnh Đồng Tháp gồm có 03 thành phố là Thành phố Cao Lãnh, Thành phố Sa Đéc và Thành phố Hồng Ngự.

- Tỉnh Kiên Giang gồm có 03 thành phố là Thành phố Rạch Giá, Thành phố Hà Tiên và thành phố Phú Quốc.

- Tỉnh Thái Nguyên gồm có 03 thành phố là Thành phố Thái Nguyên, Thành phố Sông Công và Thành phố Phổ Yên.

Tiêu chuẩn phân loại đơn vị hành chính cấp xã là gì?

Tại Điều 14 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 quy định về tiêu chuẩn phân loại đơn vị hành chính cấp xã như sau:

- Quy mô dân số:

+ Xã từ 3.500 người trở xuống được tính 10 điểm; trên 3.500 người thì cứ thêm 100 người được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 35 điểm;

+ Xã miền núi, vùng cao áp dụng mức 75% quy định tại điểm a khoản này;

+ Xã có đường biên giới quốc gia trên đất liền áp dụng mức 30% quy định tại điểm a khoản này.

- Diện tích tự nhiên từ 10 km2 trở xuống được tính 10 điểm; trên 10 km2 thì cứ thêm 0,5 km2 được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 30 điểm.

- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội:

+ Tự cân đối được thu, chi ngân sách địa phương được tính 10 điểm.

Trường hợp chưa tự cân đối được thu, chi ngân sách địa phương, nếu số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp so với tổng chi cân đối ngân sách địa phương từ 30% trở xuống được tính 3 điểm; trên 30% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 8 điểm;

+ Xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới được tính 20 điểm.

Trường hợp xã chưa đạt chuẩn nông thôn mới, nếu đạt được tiêu chí nào trong hệ thống các tiêu chí quy định chuẩn nông thôn mới thì mỗi tiêu chí được tính 1 điểm nhưng tổng số điểm các tiêu chí tối đa không quá 15 điểm;

+ Xã có đường biên giới quốc gia trên đất liền áp dụng mức 30% quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

- Các yếu tố đặc thù:

+ Có từ 20% đến 30% dân số là người dân tộc thiểu số được tính 1 điểm; trên 30% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm;

+ Xã đặc biệt khó khăn được tính 1 điểm;

+ Xã an toàn khu được tính 1 điểm;

+ Có di tích quốc gia đặc biệt hoặc có di sản được UNESCO công nhận được tính 1 điểm.

Nguyễn Hạnh Phương Trâm

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}