Từ ngày 18/7/2022, người dự thi lên ngạch Kiểm tra viên thuế trung cấp phải liên tục giữ ngạch Nhân viên thuế ít nhất 01 năm trước khi hết hạn nộp hồ sơ dự thi?

Ban tư vấn cho tôi hỏi: Theo như quy định tại Thông tư 29/2022/TT-BTC thì sẽ có những thay đổi về điều kiện dự thi lên ngạch kiểm tra viên thuế trung cấp. Vậy trường hợp nhân viên thuế không giữ ngạch liên tục trong 01 năm thì có được đăng ký dự thi hay không?

Người dự thi lên ngạch Kiểm tra viên thuế trung cấp phải liên tục giữ ngạch nhân viên thuế ít nhất 01 năm trước khi hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi từ ngày 18/7/2022?

Sắp tới, điều kiện dự thi lên ngạch Kiểm tra viên thuế trung cấp sẽ căn cứ vào khoản 5 Điều 12 Thông tư 29/2022/TT-BTC quy định như sau:

“Điều 12. Kiểm tra viên trung cấp thuế (mã số 06.039)
5. Đối với công chức dự thi nâng ngạch kiểm tra viên trung cấp thuế thì ngoài các tiêu chuẩn quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này phải đang giữ ngạch nhân viên thuế và có thời gian giữ ngạch nhân viên thuế hoặc tương đương tối thiểu là 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc), trong đó phải có tối thiểu đủ 01 năm (12 tháng) liên tục giữ ngạch nhân viên thuế tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch."

Theo như quy định hiện nay tại khoản 5 Điều 12 Thông tư 77/2019/TT-BTC quy định về điều kiện thi lên ngạch Kiểm tra viên trung cấp thuế như sau:

“Điều 12. Kiểm tra viên trung cấp thuế (mã số 06.039)
5. Công chức dự thi nâng ngạch kiểm tra viên trung cấp thuế đang giữ ngạch nhân viên thuế phải có thời gian giữ ngạch nhân viên thuế hoặc tương đương tối thiểu là 3 năm (đủ 36 tháng).”

Như vậy, trong thời gian sắp tới thì cá nhân dự thi lên ngạch Kiểm tra viên thuế trung cấp phải liên tục giữ ngạch nhân viên thuế ít nhất 01 năm trước khi kết thúc thời hạn hồ sơ đăng ký dự thi.

Từ ngày 18/7/2022, người dự thi lên ngạch Kiểm tra viên thuế trung cấp phải liên tục giữ ngạch Nhân viên thuế ít nhất 01 năm trước khi hết hạn nộp hồ sơ dự thi?

Tiêu chuẩn để được làm Kiểm tra viên thuế trung cấp trong thời gian sắp tới?

Căn cứ vào khoản 3, khoản 4 Điều 12 Thông tư 29/2022/TT-BTC quy định như sau:

“Điều 12. Kiểm tra viên trung cấp thuế (mã số 06.039)
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm được những nội dung cơ bản của pháp luật về thuế, chiến lược phát triển của ngành thuế, chủ trương thực hiện cải cách hành chính của Nhà nước và của ngành;
b) Nắm chắc nguyên tắc, thủ tục, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế thuộc phần việc được giao;
c) Nắm được những vấn đề cơ bản về kinh tế xã hội, những biến động về giá cả có tác động đến tình hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của đối tượng quản lý thuộc phạm vi quản lý được phân công;
d) Có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về thuế, bảo đảm thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đạt hiệu quả; có kỹ năng lập kế hoạch và kiểm tra; phối hợp trong công tác; đọc hiểu, soạn thảo văn bản hành chính thông thường và kỹ năng tổng hợp, phân tích đánh giá phần hành công việc được giao quản lý;
đ) Sử dụng thành thạo các thiết bị văn phòng và các trang thiết bị khác phục vụ yêu cầu nhiệm vụ.
4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm.”

Theo đó, từ ngày 18/7/2022 thì Kiểm tra viên thuế trung cấp cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ đào tạo, bồi dưỡng. Điểm đáng chú ý là theo quy định trên thì Kiểm tra viên thuế trung cấp sẽ không còn bắt buộc phải có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ, tin học và chứng chỉ chương trình bồi dưỡng ngạch kiểm tra viên trung cấp thuế.

Tiêu chuẩn và chức trách của Kiểm tra viên thuế trung cấp trong thời gian sắp tới?

Căn cứ vào khoản 1, khoản 2 Điều 12 Thông tư 29/2022/TT-BTC quy định như sau:

“Điều 12. Kiểm tra viên trung cấp thuế (mã số 06.039)
1. Chức trách
Kiểm tra viên trung cấp thuế là công chức thực thi các nhiệm vụ chuyên môn nghiệp vụ của ngành thuế; trực tiếp thực hiện một phần hành nghiệp vụ trong công tác quản lý thuế tại đơn vị.
2. Nhiệm vụ
a) Tham gia xây dựng kế hoạch công việc tháng, quý, năm, kế hoạch thu thuế và thu khác với đối tượng nộp thuế theo phạm vi quản lý;
b) Tổ chức thực hiện:
- Hướng dẫn các thủ tục đăng ký thuế, cấp mã số thuế, khai thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, xóa nợ tiền thuế, tiền phạt, hoàn thuế;
- Tiếp nhận tờ khai nộp thuế, kiểm tra căn cứ tính thuế, đối chiếu so sánh để có nhận xét chính thức vào tờ khai của đối tượng nộp thuế theo lĩnh vực quản lý;
- Tính thuế phải nộp, lập bộ sổ thuế, phát hành thông báo nộp thuế, lệnh thu thuế và thu khác. Theo dõi đôn đốc đối tượng nộp thuế nộp đúng, nộp đủ kịp thời tiền thuế vào Kho bạc Nhà nước;
- Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và những biến động về giá cả và tiêu thụ sản phẩm của đối tượng nộp thuế thuộc phạm vi quản lý có liên quan đến việc khai thuế, nộp thuế, nợ đọng tiền thuế;
- Quản lý thông tin của người nộp thuế để sử dụng vào công việc hoặc cung cấp cho đồng nghiệp khi cần thiết;
c) Phối hợp với các bộ phận liên quan để thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đạt hiệu quả cao;
d) Kiểm tra công việc thuộc chức năng quản lý theo quy định của pháp luật thuế;
đ) Báo cáo kịp thời những diễn biến phức tạp trong công tác thu thuế, thu nợ tiền thuế và thu khác của người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý để cấp có thẩm quyền chỉ đạo, điều hành và xử lý theo pháp luật thuế.”

Như vậy, trong thời gian sắp tới, Kiểm tra viên thuế trung cấp sẽ có những chức trách và nhiệm vụ theo quy định như trên.

Thông tư 29/2022/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 18/7/2022.

Lê Nhựt Hào

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

67 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}