Từ 24/6/2022, hỗ trợ tối đa 90% phí bảo hiểm nông nghiệp đối với cá nhân trồng cao su, cà phê thuộc diện hộ nghèo?

Theo tôi được biết, nhà nước có quy định chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp đối với một số tổ chức, cá nhân và những đối tượng được bảo hiểm nhất định. Vậy mức hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp đối với cá nhân trồng cao su, cà phê thuộc diện hộ nghèo là bao nhiêu?

Cao su, cà phê có thuộc nhóm đối tượng được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp không?

Đối tượng bảo hiểm được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp theo quy định tại Điều 3 Quyết định 13/2022/QĐ-TTg gồm:

"Điều 3. Đối tượng bảo hiểm được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp
1. Cây trồng: Lúa, cao su, hồ tiêu, điều, cà phê.
2. Vật nuôi: Trâu, bò, lợn.
3. Nuôi trồng thủy sản: Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra."

Theo đó, cao su, cà phê là đối tượng được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp.

Cá nhân trồng cao su, cà phê có thuộc diện được hưởng chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Quyết định 13/2022/QĐ-TTg về đối tượng áp dụng cụ thể như sau:

"Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quyết định này áp dụng đối với:
1. Tổ chức, cá nhân trồng lúa, cao su, hồ tiêu, điều, cà phê; chăn nuôi trâu, bò, lợn và nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định số 58/2018/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về bảo hiểm nông nghiệp.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm và quy định pháp luật có liên quan.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp."

Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định 58/2018/NĐ-CP về việc thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp trong từng thời kỳ cụ thể như sau:

"Điều 22. Thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp trong từng thời kỳ
...
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp khi bảo đảm đầy đủ các điều kiện: Thuộc đối tượng tổ chức, cá nhân được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp có đối tượng bảo hiểm và tham gia bảo hiểm cho rủi ro được bảo hiểm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định tại Khoản 1 Điều này và thuộc địa bàn được hỗ trợ theo công bố của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định tại Khoản 2 Điều 21 Nghị định này."

Căn cứ vào những quy định trên, có thể thấy cá nhân trồng cao su, cà phê được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp trong trường hợp đáp ứng đầy đủ các điều kiện:

- Thuộc đối tượng tổ chức, cá nhân được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp có đối tượng bảo hiểm và tham gia bảo hiểm cho rủi ro được bảo hiểm;

- Thuộc địa bàn được hỗ trợ theo công bố của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Mức hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp đối với cá nhân trồng cao su, cà phê thuộc diện hộ nghèo là bao nhiêu?

Mức hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp đối với cá nhân trồng cao su, cà phê thuộc diện hộ nghèo là bao nhiêu?

Mức hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp đối với cá nhân trồng cao su, cà phê thuộc diện hộ nghèo là bao nhiêu?

Mức hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp theo quy định tại Điều 4 Quyết định 13/2022/QĐ-TTg cụ thể như sau:

"Điều 4. Mức hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp
1. Cá nhân sản xuất nông nghiệp thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định tại Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025 và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có): Hỗ trợ mức tối đa theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định số 58/2018/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
2. Cá nhân sản xuất nông nghiệp không thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo quy định tại khoản 1 Điều này: Hỗ trợ mức tối đa theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định số 58/2018/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
3. Tổ chức sản xuất nông nghiệp: Hỗ trợ mức tối đa theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Nghị định số 58/2018/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có) khi đáp ứng đầy đủ quy định sau:
a) Doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã được thành lập theo Luật Hợp tác xã.
b) Có hợp đồng liên kết gắn với sản phẩm nông nghiệp là các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp, đảm bảo quy định tại Điều 4 và Điều 5 Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác xã, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
c) Có sản phẩm nông nghiệp là các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp được chứng nhận đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm của cơ quan có thẩm quyền hoặc được công nhận là doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định pháp luật về tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao."

Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 58/2018/NĐ-CP như sau:

"Điều 19. Mức hỗ trợ
1. Cá nhân sản xuất nông nghiệp thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo: Hỗ trợ tối đa 90% phí bảo hiểm nông nghiệp.
..."

Như vậy, căn cứ theo Quyết định 13/2022/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành từ ngày 24/6/2022, cá nhân sản xuất nông nghiệp thông qua việc trồng cao su, cà phê thuộc diện hộ nghèo được nhận mức hỗ trợ tối đa là 90% phí bảo hiểm nông nghiệp.

Quyết định 13/2022/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 24/6/2022.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

44 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}