Từ 15/7/2024, tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng viên chức các chuyên ngành tìm kiếm cứu nạn, thông tin an ninh hàng hải lên hạng II ra sao?

Từ 15/7/2024, tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng viên chức các chuyên ngành tìm kiếm cứu nạn, thông tin an ninh hàng hải lên hạng II ra sao?

Từ 15/7/2024, tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng viên chức các chuyên ngành tìm kiếm cứu nạn, thông tin an ninh hàng hải lên hạng II ra sao?

Ngoài việc phải đáp ứng điều tiêu chuẩn, điều kiện chung quy định tại Điều 3 Thông tư 17/2024/TT-BGTVT thì căn cứ khoản 2 Điều 5 Thông tư 17/2024/TT-BGTVT quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng viên chức các chuyên ngành tìm kiếm cứu nạn hàng hải, thông tin an ninh hàng hải, cảng vụ đường thuỷ nội địa, cảng vụ hàng hải, cảng vụ hàng không từ hạng III lên hạng II bao gồm:

+ Tham gia xây dựng ít nhất 01 (một) văn bản quy phạm pháp luật mà đơn vị sử dụng viên chức được giao tham gia xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành;

+ Chủ trì hoặc tham gia xây dựng ít nhất 01 (một) đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên mà đơn vị sử dụng viên chức được giao chủ trì hoặc tham gia xây dựng đã được cấp có thẩm quyền nghiệm thu;

+ Chủ trì xây dựng ít nhất 01 (một) sáng kiến kỹ thuật thuộc ngành, lĩnh vực, cơ quan, đơn vị nơi công tác đã được cấp có thẩm quyền công nhận.

Như vậy, tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng viên chức các chuyên ngành tìm kiếm cứu nạn hàng hải, thông tin an ninh hàng hải từ hạng III lên hạng II viên chức phải đạt một trong các tiêu chuẩn, điều kiện đã nêu trên.

Từ 15/7/2024, tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng viên chức các chuyên ngành tìm kiếm cứu nạn, thông tin an ninh hàng hải lên hạng II ra sao?

Từ 15/7/2024, tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng viên chức các chuyên ngành tìm kiếm cứu nạn, thông tin an ninh hàng hải lên hạng II ra sao? (Hình ảnh Internet)

Viên chức tìm kiếm cứu nạn hàng hải hạng II có thể áp dụng hệ số lương cao nhất là bao nhiêu?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 12 Thông tư 38/2022/TT-BGTVT quy định xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành tìm kiếm cứu nạn hàng hải như sau:

Xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành tìm kiếm cứu nạn hàng hải, thông tin an ninh hàng hải
...
2. Các chức danh nghề nghiệp tìm kiếm cứu nạn hàng hải, chức danh nghề nghiệp thông tin an ninh hàng hải quy định tại Thông tư này được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp Tìm kiếm cứu nạn hàng hải hạng I, Thông tin an ninh hàng hải hạng I được áp dụng hệ số lương viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00;
b) Chức danh nghề nghiệp Tìm kiếm cứu nạn hàng hải hạng II, Thông tin an ninh hàng hải hạng II được áp dụng hệ số lương viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1) từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78;
c) Chức danh nghề nghiệp Tìm kiếm cứu nạn hàng hải hạng III, Thông tin an ninh hàng hải hạng III được áp dụng hệ số lương viên chức loại A1 từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;

Theo đó hệ số lương của viên chức tìm kiếm cứu nạn hàng hải hạng II được áp dụng hệ số lương viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1) từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.

Vậy hiện nay viên chức tìm kiếm cứu nạn hàng hải hạng II có thể áp dụng hệ số lương cao nhất là 6,78.

Nhiệm vụ của viên chức cứu nạn hàng hải hạng hạng II gồm những gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 38/2022/TT-BGTVT quy định nhiệm vụ của viên chức cứu nạn hàng hải hạng hạng II bao gồm:

- Chủ trì hoặc tham gia thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn thuộc phạm vi trách nhiệm của Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam theo quy định của pháp luật;

- Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, đề xuất, xây dựng các chủ trương, chính sách, định hướng, quy hoạch, kế hoạch phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ trong phạm vi nhiệm vụ của Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam;

- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng quy định, quy chế, quy trình nghiệp vụ chuyên ngành thuộc lĩnh vực được phân công; biên soạn các tài liệu hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ tìm kiếm cứu nạn; tuyên truyền, tập huấn, bồi dưỡng, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn nghiệp vụ tìm kiếm cứu nạn;

- Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu xây dựng đề tài, đề án và các công trình nghiên cứu khoa học nhằm đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam;

- Trực tiếp theo dõi, kiểm tra việc thực hiện hoạt động chuyên môn của lĩnh vực được phân công; xây dựng báo cáo, thống kê, quản lý hồ sơ lưu trữ, thực hiện quy trình nghiệp vụ; tổng hợp, đánh giá, hoàn thiện chính sách quản lý;

- Tham mưu, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, năng lực kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực được phân công;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác được cấp có thẩm quyền giao.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}