Từ 01/9/2022, đơn vị tiếp nhận, sử dụng nguồn đóng góp hoạt động xã hội, từ thiện phải mở riêng tài khoản tại ngân hàng để thực hiện?

Cho hỏi có phải đơn vị sử dụng nguồn đóng góp hoạt động xã hội, từ thiện phải mở riêng tài khoản tại ngân hàng để thực hiện? Tôi cảm ơn!

Mở sổ kế toán đối với đơn vị tiếp nhận hỗ trợ, từ thiện nhưng không có tổ chức kế toán riêng như thế nào?

Theo Điều 8 Thông tư 41/2022/TT-BTC quy định về mở sổ kế toán như sau:

- Tổ chức, cơ quan, đơn vị thực hiện vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện để thực hiện các hoạt động xã hội, từ thiện không tổ chức kế toán riêng được hạch toán trên cùng hệ thống sổ kế toán của đơn vị theo chế độ kế toán hiện hành mà đơn vị đang áp dụng; Mở số chi tiết theo dõi riêng các khoản thu, chi cho các hoạt động này, gồm: các khoản đã tiếp nhận, các khoản đã phân phối, sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện cho mục đích xã hội, từ thiện theo quy định của pháp luật, đảm bảo minh bạch, rõ ràng.

- Đối với khoản tiếp nhận tài trợ bằng tiền

+ Đơn vị phải ghi chép theo dõi đầy đủ các khoản đã tiếp nhận theo thời gian đóng góp thực tế, chi tiết theo nhà tài trợ. Đơn vị phải mở riêng tài khoản tại ngân hàng hoặc kho bạc để tiếp nhận, phân phối, sử dụng nguồn đóng góp để thực hiện các hoạt động xã hội, từ thiện, không được sử dụng chung tài khoản với các hoạt động khác của đơn vị.

+ Trường hợp xây dựng, sửa chữa, bảo dưỡng, khôi phục công trình từ nguốn đóng góp tự nguyện phải thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật có liên quan.

+ Đối với việc phân phối và sử dụng nguồn đóng góp để thực hiện các hoạt động xã hội, từ thiện phải ghi chép đầy đủ các thông tin trên sổ kế toán, bao gồm: Thời gian chỉ, quyết định chi, nội dung chỉ, tên và địa chỉ người nhận tài trợ. Ngoài ra:

+ Đối với trường hợp chi tiền mặt đề tài trợ trực tiếp cho đối tượng nhận tài trợ thì bảng kê, chứng từ làm căn cứ ghi chi phải có chữ ký của người nhận, xác nhận của đơn vị có trách nhiệm tại địa phương.

+ Đối với trường hợp chi tiền để mua hàng hóa, hiện vật mang đi tài trợ hoặc mua sắm vật tư,... chi trả cho việc xây dựng, sửa chữa công trình phải có đầy đủ các hóa đơn, chứng từ mua bản hợp lệ, hợp pháp theo quy định.

+ Khi tài trợ hàng hóa, hiện vật trực tiếp cho đối tượng nhận tài trợ thì phải lập bảng kê có chữ ký của người nhận, xác nhận của đơn vị có trách nhiệm tại địa phương.

- Đối với khoản tiếp nhận tài trợ bằng hiện vật

+ Đơn vị chịu trách nhiệm bảo quản an toàn, phân phối kịp thời số hiện vật đến các địa chỉ nhận hỗ trợ.

+ Hạch toán ghi chép đầy đủ số hiện vật nhận tài trợ và việc phân phối số hiện vật này trên cơ sở bảng kê, chứng từ có chữ ký của người nhận, xác nhận của đơn vị có trách nhiệm tại địa phương theo quy định của pháp luật.

+ Trường hợp không xác định được giá trị thì mở sổ kế toán chi tiết theo dõi riêng để lập báo cáo.

Sắp tới, đơn vị tiếp nhận, sử dụng nguồn đóng góp hoạt động xã hội, từ thiện phải mở riêng tài khoản tại ngân hàng để thực hiện?

Từ 01/9/2022, đơn vị tiếp nhận, sử dụng nguồn đóng góp hoạt động xã hội, từ thiện phải mở riêng tài khoản tại ngân hàng để thực hiện? (Hình từ internet)

Lập báo cáo và công khai số liệu đối với đơn vị tiếp nhận hỗ trợ, từ thiện nhưng không có tổ chức kế toán riêng như thế nào?

Theo Điều 9 Thông tư 41/2022/TT-BTC quy định về lập báo cáo và công khai số liệu như sau:

- Hàng năm hoặc kết thúc đợt vận động đơn vị phải lập báo cáo thu, chỉ đối với hoạt động xã hội, từ thiện theo mẫu quy định tại Phụ lục số 02 (kèm theo Thông tư này) và gửi cho các đơn vị có liên quan theo quy định của Nghị định số 93/2001/NĐ-CP ngày 27/10/2021 của Chính phủ về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cổ; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo và các văn bản có liên quan (nếu có).

- Hàng năm đơn vị phải thuyết minh chi tiết số liệu thu, chi trong năm, số dự đầu năm và số dư còn lại chưa sử dụng cuối năm đối với nguồn đóng góp cho hoạt động xã hội từ thiện trên báo cáo tài chính của đơn vị theo quy định.

- Đơn vị phải thực hiện công khai số liệu có liên quan đến đợt vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện theo quy định của Luật Kế toán; Nghị định số 93/2021/NĐ-CP ngày 27/10/2021 của Chính phủ về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo và các văn bản có liên quan (nếu có).

Kiểm tra, giám sát kế toán đối với các đơn vị tiếp nhận tài trợ và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện?

Theo Điều 13 Thông tư 41/2022/TT-BTC quy định về chứng từ kế toán như sau:

"Điều 13. Kiểm tra, giám sát kế toán
1. Các tổ chức, cơ quan, đơn vị thực hiện vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện để thực hiện các hoạt động xã hội, từ thiện phải chịu sự kiểm tra, giám sát về công tác kế toán của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật kế toán.
2. Nội dung kiểm tra, giám sát kế toán, bao gồm:
a) Đối với tổ chức, cơ quan, đơn vị có tổ chức kế toán riêng cho hoạt động vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện để thực hiện các hoạt động xã hội, từ thiện: Kiểm tra, giám sát việc thực hiện nội dung các quy định khác của pháp luật về kế toán theo quy định hiện hành đối với đơn vị kế toán,
b) Đối với tổ chức, cơ quan, đơn vị thực hiện kiêm nhiệm, không tổ chức kế toán riêng cho hoạt động vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện để thực hiện các hoạt động xã hội, từ thiện: Kiểm tra, giám sát việc mở sổ kế toán chi tiết theo dõi riêng cho hoạt động tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện để thực hiện các hoạt động xã hội, từ thiện trên cơ sở chế độ kế toán mà đơn vị đang áp dụng, việc lập báo cáo, công khai số liệu theo quy định hiện hành."

Như vậy, sắp tới, đơn vị tiếp nhận, sử dụng nguồn đóng góp hoạt động xã hội, từ thiện phải mở riêng tài khoản tại ngân hàng để thực hiện hoạt động này.

Thông tư 41/2022/TT-BTC có hiệu lực từ 01/9/2022.

Lê Nguyễn Cẩm Nhung

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

37 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}